Kích thước khủng của loài giun đất lớn nhất thế giới

GD&TĐ - Thung lũng sông Bass ở Nam Gippsland, thuộc bang Victoria, đông nam nước Úc là nơi sinh sống của loài giun đất lớn nhất thế giới, có thể dài tới hơn 2 mét.

Loài giun đất Gippsland khổng lồ (Megascolides australis) là một trong những sinh vật khó nắm bắt nhưng lại hấp dẫn nhất thế giới, có thể tồn tại trong một môi trường bị thay đổi hoàn toàn bởi cư dân của nó và hiếm khi xuất hiện trên mặt đất. 

Những con giun đất khổng lồ này chỉ có thể được tìm thấy trong một khu vực rộng, với môi trường sống được bao phủ bởi các khu rừng rậm nhưng hiện nay đã được chuyển đổi hoàn toàn thành đất nông nghiệp. 

Ngoài kích thước to lớn của nó, khả năng tồn tại trong môi trường mà thảm thực vật bản địa đã bị loại bỏ hoàn toàn là một đặc điểm hấp dẫn khác của giun đất Gippsland khổng lồ.

Loài giun đất lớn nhất thế giới.

Loài giun đất lớn nhất thế giới.

Loài giun đất khó nắm bắt này được phát hiện vào những năm 1800, khi các công nhân khảo sát một tuyến đường sắt tình cờ khai quật được một mẫu vật. Nghĩ rằng đó là một loại rắn nào đó và đã đưa nó đến gặp một giáo sư tại Đại học Melbourne, người đã xác nhận rằng đó thực sự là một con giun đất phát triển quá mức. 

Kể từ đó, những con giun đất có chiều dài trên một mét đã được phát hiện, cũng như nhiều con giun đất có chiều dài lên đến hơn 2 mét khác.

Mặc dù kỷ lục Guinness thế giới về loài giun đất lớn nhất thế giới thuộc về một loài giun Microchaetus rappi ở Nam Phi có kích thước 6,7 m (21 ft), nhưng cho đến nay Megascolides australis vẫn được xem là loài giun đất lớn nhất thế giới.

Những con giun đất dẫn này có lớp da rất mềm, vì vậy chúng sống trong các hệ thống hang ẩm ướt và cố định. Do kích thước của chúng và nền đất ẩm xung quanh hang, sự di chuyển nhanh chóng dưới lòng đất của những con giun đất khổng lồ Gippsland tạo ra những tiếng động lạ lùng, liên tưởng đến tiếng nước chảy ra từ bồn tắm. 

Những âm thanh kỳ lạ này đủ lớn để có thể nghe thấy trên mặt đất và được biết đến là "khiến những người không quen biết" kinh hãi.

Sử dụng phần đầu cơ bắp của mình để đào hang qua mặt đất trong khi ăn nấm, vi khuẩn, tảo và vi sinh, giun đất Gippsland khổng lồ có thể đạt tới độ sâu tới hơn 1 mét. 

Chúng là một trong số những sinh vật khó nắm bắt nhất mà con người biết đến, vì chúng hiếm khi được nhìn thấy trên mặt đất. Trên thực tế, lần duy nhất chúng nổi lên là khi mưa lớn, hang bị ngập nước.

Loài giun đất lớn nhất thế giới có chiều dài ấn tượng.

Loài giun đất lớn nhất thế giới có chiều dài ấn tượng.

Mặc dù những con giun đất khổng lồ dễ thích nghi và tồn tại trong ngôi nhà đặc hữu của chúng thì sự thay đổi mạnh mẽ của nó trong hai thế kỷ qua là điều đáng kinh ngạc, nhưng tác động của con người đã đưa loài vật này vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng. 

Các chất độc được sử dụng trong nông nghiệp và khả năng dễ bị tổn thương về thể chất do kích thước của nó đã không giúp ích gì cho mọi thứ, và cả thói quen giao phối của loài cũng vậy.

Không ai thực sự biết giun đất khổng lồ Gippsland giao cấu như thế nào, vì việc nổi lên mặt đất dường như khó xảy ra do sự đe dọa của những kẻ săn mồi và các hang dưới lòng đất của chúng hầu như không đủ rộng để 2 con giun đất có thể đi qua cùng một lúc. 

Một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng, những con giun có thể kéo dài cơ thể của chúng, do đó trở nên đủ mỏng để hai trong số chúng có thể nằm gọn trong hang cùng nhau, nhưng không ai thực sự biết chắc điều đó xảy ra như thế nào.

Giun đất khổng lồ Gippsland sẽ chỉ đẻ một quả trứng mỗi năm, từ đó một cá thể duy nhất sẽ xuất hiện sau khoảng thời gian 12 tháng. 

Với kích thước khá lớn vào thời điểm mới nở, giun đất con đã rất lớn, nhưng nó có tốc độ phát triển rất chậm trong suốt quãng đời còn lại, một số nhà khoa học cho rằng nó có thể sống tới 10 năm, thậm chí có thể hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.