Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập GD mầm non cho trẻ 5 tuổi tại TPHCM

GD&TĐ - Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tại TPHCM đã tạo được những tiền đề căn bản nhằm nâng cao chất lượng, chăm sóc giáo dục trẻ.

Giờ học của trẻ lớp Lá Trường mầm non Hoa Đào.
Giờ học của trẻ lớp Lá Trường mầm non Hoa Đào.

Từ đó, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cấp học mầm non, giúp trẻ 5 tuổi được chuẩn bị tốt về kỹ năng, thể lực và tâm thế trước khi bước vào lớp 1.

100 phường, xã đạt chuẩn phổ cập trẻ 5 tuổi

Cô Nguyễn Thị Thu Thủy, Hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Đào (quận 12) cho biết, những năm gần đây, công tác huy động trẻ ra lớp thuận lợi, 100% trẻ 5 tuổi trên địa bàn phường Hiệp Thành (quận 12) đều đến trường. Bởi các bậc phụ huynh có trẻ ở lứa tuổi này đều mong muốn con mình được đến trường, để có nền tảng lên lớp 1.

Cô Thủy cho biết: “Hàng năm nhà trường đều phối hợp với cán bộ địa phương chuyên trách rà soát danh sách trẻ em trên địa bàn. Đối với trẻ 5 tuổi nếu chưa ra lớp sẽ trực tiếp đến tuyên truyền, vận động đến trường. Với những em sinh sống tại địa phương nhưng phụ huynh đăng ký học nơi khác thì vẫn được liệt kê trong phần mềm phổ cập. Sau đó nhà trường sẽ xác minh trẻ đã đến học đó hay chưa, việc làm này nhằm đảm bảo 100% trẻ 5 tuổi trên địa bàn được đến trường”.

Theo chia sẻ của bà Lương Thị Hồng Điệp, Trưởng phòng Giáo dục mầm non (Sở GD&ĐT TPHCM), năm học 2022-2023, TPHCM có 1.287 trường mầm non (gồm công lập và tư thục) và 1.736 nhóm, lớp độc lập tư thục. Trong năm học qua, toàn thành phố có 332.572 trẻ mầm non đến trường, lớp, trong đó hơn 46% trẻ đang theo học tại các cơ sở công lập.

So với năm học 2021-2022, toàn bậc học tăng thêm 39.888 trẻ. Ngoài ra, các trường mầm non đã phát huy tinh thần sáng tạo, chủ động tiếp cận và thích ứng linh hoạt với đổi mới, hoàn thành các mục tiêu về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Công tác huy động trẻ đến trường, lớp được thực hiện thường xuyên, liên tục với sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể. Việc tuyên truyền đẩy mạnh sâu rộng đến từng khu phố, tổ dân phố với mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho cha mẹ trẻ hay người chăm sóc đưa trẻ đến trường.

“Năm học 2022-2023, tỉ lệ huy động trẻ 5 tuổi đạt 99,4%; tỉ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt 99,8% và tỉ lệ trẻ 5 tuổi học 2 buổi/ngày đạt 99,9%. 312/312 phường xã trên địa bàn TPHCM đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi”, bà Lương Thị Hồng Điệp chia sẻ.

Kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi tại Trường mầm non Phú Mỹ đạt được nhiều thành tựu.

Kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi tại Trường mầm non Phú Mỹ đạt được nhiều thành tựu.

Chuẩn bị tốt cho việc phổ cập mầm non trẻ 3-4 tuổi

Cũng theo chia sẻ của Bà Lương Thị Hồng Điệp, năm học 2023-2024, ngành giáo dục mầm non TPHCM đề ra 7 nhóm giải pháp của giáo dục mầm non năm học 2023-2024 đi kèm các mục tiêu như: Chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý giáo dục; chú trọng phát triển, xây dựng trường chuẩn quốc gia và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi; đảm bảo chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng; an toàn sức khoẻ cho trẻ, trong đó chú trọng công tác tự kiểm tra, đánh giá các tiêu chuẩn về an toàn, kiên quyết không để xảy ra tình trạng bạo hành trẻ,...

“TPHCM tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp 1. Đồng thời rà soát, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ để thực hiện thí điểm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 tuổi và 4 tuổi,…”, bà Điệp cho hay.

Trong những năm qua, cùng với việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất được đầu tư cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, Trường mầm non Phú Mỹ luôn nỗ lực nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ.

Theo chia sẻ của cô Phạm Bảo Hạnh, Hiệu trưởng nhà trường, nhận thức được tầm quan trọng của việc phổ cập giáo dục mầm non, ban giám hiệu và giáo viên tại trường luôn nỗ lực cố gắng và quyết tâm thay đổi. Trong những năm học qua, công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo đảm an toàn cho trẻ luôn được thực hiện tốt. Đặc biệt, việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi tiếp tục được củng cố vững chắc, duy trì hiệu quả.

“Kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi đã đạt được nhiều thành tựu. Đó là tiền đề, là động lực để nhà trường hướng đến phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-4 tuổi và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trên địa bàn thời gian tới”, cô Hạnh chia sẻ.

Tại hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024 của ngành giáo dục mầm non ngày 21/8 vừa qua, bà Lê Thụy Mỵ Châu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM nhấn mạnh, trong năm học mới các cơ sở giáo dục mầm non tiếp tục quan tâm nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc, lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025. Đồng thời nhân rộng và phát huy mô hình trường thực hiện chương trình chất lượng cao, trường tiên tiến, hội nhập, trường đạt chuẩn quốc gia,…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.