Giáo viên giảm tải khi triển khai thử nghiệm Chương trình Mầm non mới

GD&TĐ - Triển khai một số nội dung mới Chương trình Giáo dục mầm non (GDMN), TP Hồ Chí Minh đã chọn 3 trường mầm non, bảo đảm tính đa dạng để đánh giá.

Thực tế triển khai thử nghiệm Chương trình GDMN mới tại TP Hồ Chí Minh.
Thực tế triển khai thử nghiệm Chương trình GDMN mới tại TP Hồ Chí Minh.

Thực tế triển khai

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh, Lê Thuỵ Mỹ Châu cho biết: Sở GD&ĐT triển khai thực hiện thử nghiệm Chương trình GDMN mới ở 1 trường vùng thuận lợi - Quận 11, 1 trường vùng khó khăn - huyện Cần Giờ và ngoài công lập có 1 trường vùng thuận lợi Quận 7. Các trường được chọn đều đảm bảo tính đa dạng về các yếu tố kinh tế - xã hội.

Mô hình thử nghiệm tại trường mầm non Thiên Thần Kỷ Nguyên Quận 7 (ngoài công lập) khá khác biệt so với 2 đơn vị công lập vì ban giám hiệu không phải là chủ đầu tư. Do đó, để nhà đầu tư hiểu và cùng tham gia vào việc thực hiện chương trình GDMN rất khó khăn. Nếu không thực hiện chương trình GDMN mới, cơ sở vật chất, số trẻ, giáo viên tổ chức các hoạt động trong ngày vẫn bình thường.

Khi tham gia thử nghiệm đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên (CBQL, GV) phải dành nhiều thời gian công sức trong nghiên cứu xây dựng lại kế hoạch giáo dục, thay đổi môi trường GD …để đáp ứng việc thực hiện chương trình GDMN mới. Việc đầu tư kinh phí cho trang bị CSVC, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi được tăng cường bổ sung, môi trường GD được thay đổi, trẻ tích cực tham gia hoạt động.

Bước đầu thử nghiệm đã ghi nhận kết quả tích cực.

Bước đầu thử nghiệm đã ghi nhận kết quả tích cực.

Nhờ nỗ lực cố gắng của Ban giám hiệu, GV trong tổ chức các hoạt động đã tạo được sự thích thú cho trẻ và cha mẹ trẻ. Chủ đầu tư thấy được lợi ích từ các minh chứng khi tham gia thử nghiệm do đội ngũ mang lại từ đó có sự quan tâm hơn. Sự phối hợp tốt giữa các bên từ các cấp quản lý, chủ đầu tư đến đội ngũ CBQL, GV và cha mẹ trẻ được xem là yếu tố quan trọng trong việc tuyên truyền, thực hiện hiệu quả thử nghiệm chương trình GDMN mới đối với mô hình ngoài công lập.

Khuyến nghị giai đoạn sau

Đánh giá nội dung chương trình có nhiều thay đổi như: Nhà trẻ và mẫu giáo đều có 6 lĩnh vực giáo dục, có bổ sung thêm một số nội dung nâng cao, khám phá khoa học và công nghệ. Một số kết quả mong đợi ở các lĩnh vực giáo dục có định hướng các nội dung đáp ứng cho kết quả mong đợi. Giáo viên giảm tải được việc so dò kết quả mong đợi với mục tiêu chương trình như trước đây khi xây dựng kế hoạch giáo dục.

Tuy nhiên, hiện nay năng lực của đội ngũ CBQL, GV không đồng đều, giáo viên mới thiếu kinh nghiệm. Do đó, cần có lộ trình chuẩn bị về điều kiện về thời gian, đội ngũ, trang bị CSVC, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ thường xuyên để cập nhật, đổi mới, chú trọng trang bị cho trẻ những kỹ năng mới như kỹ năng thích ứng, kỹ năng số...;

Nhiều khuyến nghị được đưa ra để Chương trình sát với thực tế địa phương.

Nhiều khuyến nghị được đưa ra để Chương trình sát với thực tế địa phương.

Mặc dù chương trình xây dựng chung có hướng mở nhưng linh hoạt cho phép các tỉnh/thành tham gia thử nghiệm chương trình GDMN điều chỉnh các ngôn từ, bổ sung thay thế các nội dung nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và học tập của trẻ từng độ tuổi và phù hợp vùng, miền... đảm bảo kết quả mong đợi trong chương trình GDMN.

Để hiệu quả hơn cần có giai đoạn thực hiện chương trình trên các cơ sở GDMN công lập trước, sau đó đến các cơ sở GDMN ngoài công lập. Song song đó, các trường sư phạm cần chú trọng đổi mới chương trình đào tạo GVMN sát với thực tiễn. Tiếp tục thu thập ghi nhận các vấn đề khó khăn, bất cập, đề xuất của Sở, phòng GD&ĐT, Ban giám hiệu và giáo viên trong quá trình tham gia tổ chức thử nghiệm để hoàn thiện và đáp ứng tốt kết quả mong đợi trong chương trình GDMN mới.

Đối với Sở, Phòng GDĐT, tiếp tục phối hợp chỉ đạo việc triển khai chương trình GDMN, tăng cường giám sát, hỗ trợ các cơ sở GDMN tham gia thử nghiệm giúp các đơn vị thực hiện hiệu quả. Theo dõi, lắng nghe thực tiễn và phản hồi chính xác, cụ thể về những khó khăn gặp phải trong quá trình thử nghiệm đến các chuyên gia Vụ GDMN, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam kịp thời hỗ trợ, hướng dẫn, chia sẻ quan điểm về những vấn đề và tìm giải pháp điều chỉnh, thảo luận thống nhất trong quá trình thí nghiệm hướng tới hiệu quả thực hiện.

Cần tiếp tục nâng cao trình độ, bồi dưỡng năng lực đội ngũ đáp ứng chương trình GDMN mới.

Cần tiếp tục nâng cao trình độ, bồi dưỡng năng lực đội ngũ đáp ứng chương trình GDMN mới.

Đối với các cơ sở GDMN, tiếp tục nâng cao trình độ, bồi dưỡng năng lực đội ngũ đáp ứng chương trình GDMN mới. Tham mưu đầu tư, cải tạo CSVC, trang bị các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng cho việc thực hiện chương trình GDMN mới.

Ban giám hiệu nhà trường hướng dẫn giáo viên nghiêm túc thực hiện các nội dung, hoạt động giáo dục thử nghiệm theo chương trình GDMN mới đúng thời gian quy định. Mạnh dạn đề xuất những khó khăn, giải pháp điều chỉnh phù hợp mang lại hiệu quả trong quá trình thử nghiệm, kịp thời báo cáo về Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT để có những hỗ trợ sự hỗ trợ đúng và phù hợp nhất.

Cần thực hiện sửa đổi, điều chỉnh chương trình GDMN trong quá trình thử nghiệm phù hợp nhất với thực tiễn: Nghiên cứu điều chỉnh kết quả mong đợi, nội dung ở cuối độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo; giúp giáo viên có tổng quan cơ bản chung làm nền từ đó phát triển thêm dựa trên năng lực và điều kiện thực tế. Cân nhắc có một số nội dung, yêu cầu cao so với thực tế cần điều chỉnh phù hợp. Hướng dẫn thực hiện Bộ Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi vào Chương trình giáo dục mầm non mới. - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lê Thuỵ Mỹ Châu

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ