Giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông

GD&TĐ - Di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Mông hết sức phong phú, đa dạng do đó cần được giữ gìn phát huy qua từng thế hệ.

Giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông.
Giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông.

Bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú

Động Đạt là xã phía bắc của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm huyện 4 km, có diện tích tự nhiên là 3.572,32 ha, địa hình tương đối bằng phẳng chủ yếu là núi đất thấp xen kẽ cánh đồng, nhân dân trong xã chủ yếu là sản xuất Nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Hiện nay, xã có 8 dân tộc chính cùng chung sống: Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, Sán chí, HMông, Dao, với 2.318 hộ và 9.700 nhân khẩu, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm hơn 50%, trong đó số hộ đồng bào dân tộc Mông sinh sống ở xóm Đồng Tâm có 264 người, 64 hộ chiếm 87,6 % dân số.. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 4,36% (trong đó hộ nghèo dân tộc Mông là 14 hộ chiếm 21,8%), hộ cận nghèo 8 chiếm 12,5%. Cơ cấu kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp, trong đó phát triển cây chè, trồng rừng là chính.

Xã được xác định là vùng trung tâm có tiềm năng thế mạnh phát triển công nghiệp – dịch vụ, nhân dân các dân tộc cần cù sáng tạo, có truyền thống đoàn kết, nhiệt tình hăng hái trên con đường đổi mới xây dựng đất nước, tuy nhiên đời sống của các hộ đồng bào dân tộc Mông ở địa phương cơ bản còn nhiều khó khăn, do đại bộ phận các hộ đến sinh sống, định cư ở địa phương sau thì có rất ít đất sản xuất nên thiếu đất sản xuất, thiếu kiến thức trong sản xuất trong phát triển kinh tế,...

Cũng giống như cộng đồng dân tộc Mông trên khắp cả nước, nói đến văn hóa của dân tộc Mông tại xã Động Đạt người ta thường nhớ đến bộ trang phục với màu sắc rực rỡ, hoa văn phong phú, nổi bật, đời sống tinh thần của đồng bào cũng hết sắc phong phú, được thể hiện qua các phong tục tập quán, quan niệm về trời đất và con người, vạn vật. Theo quan niệm của người Mông, việc thờ cúng tổ tiên là sự tưởng nhớ, báo đáp lại công sinh thành, nuôi dưỡng của ông bà, cha mẹ... vì vậy cứ vào dịp tết, ăn cơm mới, con cháu dâng bày lễ vật mời tổ tiên về hưởng cùng con cháu. Thờ cúng tổ tiên để cầu mong sự phù hộ của tổ tiên che chở cho con cháu luôn được mạnh khoẻ, cho vật nuôi phát triển.

Các cấp chính quyền địa phương luôn quan tâm đến cộng đồng người dân tộc Mông tại địa phương.

Các cấp chính quyền địa phương luôn quan tâm đến cộng đồng người dân tộc Mông tại địa phương.

Cần đồng bộ các giải pháp trong bảo tồn, gìn giữ văn hóa

Tuy nhiên, việc gìn giữ và tiếp nối trao truyền bản sắc văn hoá dân tộc Mông tại địa phương còn gặp nhiều khó khăn do đời sống kinh tế xã hội của bà con còn chậm phát triển, bản sắc văn hoá đang dần bị mai một theo thời gian, vẫn còn có trẻ em là đồng bào dân tộc Mông không biết nói, viết tiếng Mông, không còn ngôi nhà nào được xây dựng theo lối truyền thống của dân tộc, trang phục truyền thống còn lưu trữ được rất ít, chủ yếu là của những người cao tuổi còn giữ lại được.

Ông Bùi Kiên Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên cho biết: Để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, những nét đẹp văn hóa của dân tộc Mông ở xã Động Đạt rất cần những giải pháp đồng bộ, trong đó trước hết cần được sự quan tâm, đầu tư của các cấp, các ngành, hỗ trợ địa phương tổ chức các lớp truyền dạy nghệ thuật múa khèn Mông cho thanh niên và trẻ em người dân tộc Mông ở xóm Đồng Tâm, sớm thành lập được câu lạc bộ để duy trì sinh hoạt cũng như lưu truyền di sản văn hóa phi vật thể này được tốt hơn; mở các lớp dạy tiếng Mông cho trẻ em người dân tộc Mông trên địa bàn.

Hỗ trợ kinh phí để nhân dân xây dựng nhà văn hóa theo lối truyền thống của dân tộc Mông, gìn giữ bản sắc riêng góp phần kết hợp phát triển du lịch cộng đồng ở xóm Đồng Tâm. Hỗ trợ bộ trang phục theo truyền thống của dân tộc Mông để giúp người dân tộc Mông lưu truyền trang phục truyền thống của dân tộc mình. Hỗ trợ sáo, khèn mông cho để phục vụ việc biểu diễn, dạy, lưu truyền giá trị văn hóa phi vật thể nghệ thuật múa Khèn Mông của người dân tộc Mông.

Đồng thời, địa phương cũng đề nghị Sở văn hóa Thể thao và Du lịch hỗ trợ xây dựng dự án bảo tồn văn hoá, du lịch cộng đồng của người dân tộc Mông bao gồm: Xây dựng cơ sở hạ tầng (đường, nhà truyền thống...), tiếng nói, trang phục truyền thống, khèn..., để phát triển du lịch cộng đồng góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân tộc Mông về cả vật chất và tinh thần...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.