Giờ học vang thơ ca của cô giáo Địa lí

GD&TĐ - Cô Đào Thị Diệp (SN: 1980) giáo viên Trường THPT Bãi Cháy có nhiều sáng kiến được đưa vào giảng dạy trong trường học.

Cô Diệp trong một giờ dạy môn Địa lí lớp 10. Ảnh: Minh Cương
Cô Diệp trong một giờ dạy môn Địa lí lớp 10. Ảnh: Minh Cương

“Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang. Cà Mau, mũi đất mỡ màng phù sa” là hai trong số những câu thơ được cô giáo Đào Thị Diệp đưa vào giảng dạy Địa lí lớp 12. Hai câu thơ này giúp học sinh nhớ được vị trí địa lí điểm cực Bắc (Hà Giang) và điểm cực Nam nước ta (mũi Cà Mau).

Cô giáo có nhiều sáng kiến trong dạy học

Cô Đào Thị Diệp (SN: 1980) giáo viên Trường THPT Bãi Cháy (TP Hạ Long, Quảng Ninh) đã có 20 năm gắn bó với nghề. Cô đã có nhiều sáng kiến được đưa vào giảng dạy trong trường học.

Cô Diệp cho biết, trong những năm qua đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm được đưa vào giảng dạy như: “Tích hợp giáo dục dân số trong môn Địa lí”, “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường dựa trên phương pháp dạy học tích cực trong môn Địa lí lớp 12”, “Sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy Địa lí lớp 10 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh”, “Sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ, bài hát vào giảng dạy Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 12”, “Xây dựng sơ đồ tư duy trong dạy học Địa lí lớp 12”...

Đặc biệt, sáng kiến “Sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ, bài hát vào giảng dạy Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 12” đã được triển khai làm tài liệu giảng dạy của nhóm Địa lí Trường THPT Bãi Cháy từ năm học 2018 - 2019. Đề tài đã được báo cáo trong chuyên đề cấp cụm môn Địa lí và được các giáo viên Địa lí đưa vào sử dụng trong dạy học tại các trường THPT trên địa bàn TP Hạ Long.

Theo cô Diệp, trong trường học hiện nay đa số các em học sinh ít quan tâm đến môn Địa lí, và là môn học thuộc lòng nên dẫn đến học sinh ngại học.

Cô Đào Thị Diệp. Ảnh: Minh Cương

Cô Đào Thị Diệp. Ảnh: Minh Cương

Chính vì vậy cần phải tìm ra những phương pháp dạy học sáng tạo, mới lạ, hiệu quả, lúc đó học sinh mới hứng thú. Khi có hứng thú say mê trong học tập thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn. Ngược lại khi nắm bắt vấn đề nghĩa là hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú.

“Có nhiều cách để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Địa lí. Tôi đã áp dụng một trong những biện pháp đó là sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ, bài hát có liên quan đến nội dung bài học để giảng dạy Địa lí”, cô Diệp nói.

Theo cô Diệp, thơ, ca dao, tục ngữ, bài hát là những sáng tác văn học có vần, nhạc điệu, giàu hình ảnh, kết cấu ngắn gọn dễ nhớ phản ánh nhận thức tâm tư của con người trước các hiện tượng đời sống trong đó có các hiện tượng tự nhiên.

Việc đưa thơ, ca dao, tục ngữ, bài hát vào giảng dạy Địa lí góp phần tích hợp giữa Địa lí với Văn học, Âm nhạc, giúp học sinh có hứng thú hơn trong quá trình học tập, giúp giờ dạy của giáo viên không bị nhàm chán.

Ví dụ ca dao có câu “Cần Thơ gạo trắng nước trong. Ai đi đến đó lòng không muốn về”. Cô Diệp giải thích, câu này nói Cần Thơ là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh lớn trong sản xuất lúa gạo do đất phù sa màu mỡ, khí hậu cận xích đạo gió mùa nhiệt cao, mưa nhiều phù hợp với đặc điểm sinh thái của cây lúa.

Ngoài ra, cô Diệp còn sử dụng các trò chơi trong dạy học, sử dụng hiệu ứng máy chiếu, video, tranh ảnh để kích thích các em. Và động viên các em có các hoạt động nhóm, xây dựng chuyên đề làm các dự án và tổ chức các cuộc thi để các em hứng thú hơn trong học tập.

Em Trương Hà An, học sinh lớp 10A7, Trường THPT Bãi Cháy cho biết, rất yêu thích môn Địa lí vì nó thực tế với đời sống hàng ngày. Đặc biệt, môn học của cô Diệp có những phương pháp dạy đổi mới, cô còn sử dụng các thiết bị thông minh trong giảng dạy, giúp cho học sinh thích thú, hiểu bài nhanh và có nhiều sáng tạo hơn.

“Cô Diệp luôn nhiệt tình, hăng say trong các bài giảng của mình và truyền được nguồn năng lượng đến học sinh. Cô là một giáo viên tận tình, gần gũi với học sinh, lúc nào cô cũng vui vẻ và hay chia sẻ với học sinh khiến cho chúng em thích môn học này”, Hà An nói.

Theo Hà An, có những bài cô Diệp sẽ không trực tiếp giảng mà sẽ giao bài cho từng nhóm, sau đó học sinh sẽ thuyết trình những vấn đề mình đã tìm hiểu về bài học. Sau đó cô sẽ dựa vào phần tìm hiểu đó để sửa lỗi và giảng lại, từ đó giúp chúng em hiểu bài nhanh hơn dễ tiếp thu và có tinh thần làm việc nhóm.

Cô Diệp chụp ảnh kỉ niệm cùng học sinh lớp 10A7 tại sân trường. Ảnh: Minh Cương

Cô Diệp chụp ảnh kỉ niệm cùng học sinh lớp 10A7 tại sân trường. Ảnh: Minh Cương

Đạt được nhiều thành tích

Trong 20 năm công tác, cô Diệp liên tục đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở. Năm học 2014 đạt Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Nhiều năm liền đạt Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, hai lần đạt Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. Là giáo viên tiêu biểu của tỉnh trong phòng trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015 - 2020, được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen. Đạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi cấp Bộ.

Năm học 2018 - 2019, được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” năm học 2018 - 2019. Năm học 2020 - 2021, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cá nhân đã có thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Thầy Lưu Hải Tiền, Hiệu trưởng Trường THPT Bãi Cháy cho biết, cô Diệp có rất nhiều sáng kiến trong giảng dạy, cô cũng là giáo viên giỏi của tỉnh và được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

“Cô Diệp rất năng nổ, nhiệt tình, được đồng nghiệp và học sinh yêu quý. Cô cũng đã làm hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Bản thân tôi thấy cô Diệp rất xứng đáng. Còn hồ sơ phải qua mấy vòng, cái này còn đợi các bước, qua các cấp”, thầy Tiền nói.

“Kỷ niệm khiến tôi nhớ mãi đó là năm học 2016 - 2017, tôi cùng các thành viên trong tổ Sử - Địa - GDCD đã thực hiện một hoạt động ngoại khóa với nội dung giao lưu văn hóa, lịch sử Việt Nam - Hàn Quốc và được các tổ chuyên môn, nhà trường đánh giá cao. Sau buổi ngoai khóa tôi được Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á chọn là ứng cử viên xuất sắc và được mời sang Hàn Quốc giao lưu học hỏi trong thời gian một tuần. Sau khi về bài thu hoạch của tôi về đất nước và con người Hàn Quốc được đánh giá cao và được Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á mời làm báo cáo viên tại Quảng Nam hồi tháng 6/2018.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.