Giáo viên mầm non gửi tâm thư cho Bộ trưởng mong sống được bằng lương

GD&TĐ - Cô giáo mầm non ở Vĩnh Phúc gửi tâm thư mong Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị Quốc hội sớm điều chỉnh phụ cấp để các cô sống được với nghề.

Giáo viên mầm non gửi tâm thư cho Bộ trưởng mong sống được bằng lương

Bình luận bằng tâm thư vào bài viết "Bộ GD&ĐT kiến nghị tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non lên tối thiểu 70%" đăng trên báo Giáo dục & Thời Đại Online, độc giả Đỗ Thị Huế (Vĩnh Phúc) hy vọng mình và các đồng nghiệp sẽ sống được bằng lương "để bám trụ lấy nghề".

Nguyên văn tâm thư gửi Bộ trưởng:

"Kính thưa Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn! Nay tôi đọc được bài của Báo Giáo dục thời đại có thấy Bộ trưởng nhắc đến việc tăng lương cho cấp bậc mầm non. Tôi với cùng phấn khởi.

Kính thưa Bộ trưởng!

Tôi là một giáo viên mần non đã công tác hơn 30 năm trong nghề với đồng lương ít ỏi chật vật khó khăn. Lương tôi đang hưởng là 3,66. Tôi là lao động chính trong gia đình. Tôi mắc bệnh tiền đình, u tuyến vú. Chồng mắc bệnh tâm thần, bệnh sỏi gan. Hai con còn ăn học. Với đồng lương như thế không trang trải được cho cuộc sống gia đình, khó khăn chồng chất. Nhưng bao năm qua tôi vẫn bám trụ với nghề và luôn là người đứng top đầu của các phong trào thi đua của ngành.

Hôm nay tôi đọc được lời đề nghị của Bộ trưởng tăng lương cho giáo viên mầm non tôi thấy vui mừng. Mong muốn lời đề nghị của Bộ trưởng được giải quyết nhanh chóng. Để những thầy cô trong ngành giáo dục nói chung và mầm non nói riêng, cũng như bản thân tôi bớt đi khó khăn để bám trụ lấy nghề!

Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!".

Bên cạnh đó độc giả Nguyet Dam cũng cho rằng việc tăng lương, tăng phụ cấp cho giáo viên mầm non là hợp lý: "Bởi giáo viên mầm non dạy cả ngày mà không có tiền buổi chiều so với các cấp học phổ thông. Trong khi đó ngoài nội dung giáo dục, học sinh mầm non còn nhỏ, các con chưa tự phục vụ được các cô phải chăm sóc các con từ ăn, ngủ, vệ sinh... Nhìn chung so với các cấp học giáo viên mầm non vất vả nhất nhưng xã hội ít ghi nhận."

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều bạn trẻ hiện nay được bố mẹ ủng hộ theo đuổi niềm đam mê nghệ thuật. Ảnh: NVCC

Để trẻ 'tỏa sáng' theo cách riêng

GD&TĐ - Chọn nghề chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, đặc biệt khi giữa cha mẹ và con cái tồn tại những khoảng cách trong tư duy và kỳ vọng.

Thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Ảnh: Gia Hưng

Học sai ngành, đừng sợ!

GD&TĐ - Niềm vui trúng tuyển đại học thường đi kèm với nỗi lo: Liệu con có chọn đúng ngành, đúng nghề?

Nghi lễ công bố đặt tên đường Đỗ Mười ở TPHCM thực hiện hồi tháng 1/2025. Ảnh: HCMCPV

TPHCM: Giải 'bài toán' trùng tên đường

GD&TĐ - Nhiều tuyến đường trùng tên sau khi sáp nhập TPHCM gây khó khăn cho người dân, trong khi các chuyên gia đề xuất số hóa để giải quyết vấn đề.

Sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam (TPHCM). Ảnh: Lâm Ngọc

Phá bỏ định kiến giới trong chọn nghề

GD&TĐ - Ẩn sâu trong những quyết định lựa chọn ngành học, nghề nghiệp tương lai là cuộc đấu tranh thầm lặng với những định kiến giới đã ăn sâu vào tiềm thức xã hội.