Giáo viên Hải Phòng mong muốn có kho học liệu Tiếng Anh chất lượng cao

GD&TĐ - Tham gia cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử môn Tiếng Anh, nhiều thầy cô tại Hải Phòng mong muốn góp sức xây dựng kho học liệu số chất lượng.

Giáo viên môn Tiếng Anh của Trường Tiểu học Nguyễn Du, quận Kiến An cùng trao đổi ý tưởng thiết kế bài giảng với Phó Hiệu trưởng nhà trường.
Giáo viên môn Tiếng Anh của Trường Tiểu học Nguyễn Du, quận Kiến An cùng trao đổi ý tưởng thiết kế bài giảng với Phó Hiệu trưởng nhà trường.

Động lực để trau dồi chuyên môn

Phòng GD&ĐT quận Kiến An là đơn vị triển khai nhanh và sâu rộng về cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử môn Tiếng Anh do nhà xuất bản GDVN tổ chức. Theo bà Trần Thị Tuyết- Trưởng phòng GD&ĐT quận, bên cạnh các hoạt động chuyên môn xuyên suốt kế hoạch năm học, phòng GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường tích cực hưởng ứng các phong trào của địa phương, của ngành với mục đích mở rộng cơ hội học hỏi, trau dồi, lĩnh hội những giá trị tốt đẹp để lan toả và giáo dục học sinh.

Với sự phát triển của xã hội, đổi mới của chương trình giáo dục buộc giáo viên phải thay đổi phương pháp, thích ứng và chủ động ứng dụng công nghệ để thiết kế hoạt động dạy học hiệu quả.

Cô Nguyễn Thuỳ Duyên cùng học sinh lớp 2A5 trong giờ học.

Cô Nguyễn Thuỳ Duyên cùng học sinh lớp 2A5 trong giờ học.

Cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử môn Tiếng Anh là sân chơi hữu ích với cộng đồng giáo viên trong cả nước. Đây là cơ hội để thầy cô giáo bộ môn thử sức, giao lưu, học hỏi từ đồng nghiệp nên ngay khi có văn bản của ngành, phòng đã triển khai xuống các trường.

Nhận được thông tin từ phía phòng chuyên môn, các nhà trường hưởng ứng, thông tin tới giáo viên Tiếng Anh trong toàn trường. Theo thống kê từ phòng GD&ĐT quận Kiến An trong quận có giáo viên của 13 trường học tham gia đăng kí dự thi.

Cô Nguyễn Thuỳ Duyên, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Du, quận Kiến An chia sẻ: “Với sự phát triển của công nghệ thông tin và nền tảng mạng xã hội, cộng đồng giáo viên môn Tiếng Anh trong cả nước có sự giao lưu và học hỏi nhiều phương pháp giáo dục hay từ đồng nghiệp. Ngay khi nhận thông tin về cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử môn Tiếng Anh từ phía nhà trường và qua cộng đồng giáo viên chuyên môn tôi đã có ý tưởng mong muốn được tham gia cuộc thi. Báo cáo tổ trưởng chuyên môn và lãnh đạo nhà trường, tôi nhận được sự ủng hộ nhiệt tình. Từ đó tôi mạnh dạn đăng kí và nhận đề tài dự thi.

Cô Nguyễn Thuỳ Duyên, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Du, quận Kiến An.

Cô Nguyễn Thuỳ Duyên, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Du, quận Kiến An.

Được biết, Trường Tiểu học Nguyễn Du là đơn vị có nhiều giáo viên bộ môn tham gia cuộc thi này. Cô Vũ Thị Mai Khanh- Hiệu trưởng nhà trường cho biết, sau khi triển khai nội dung, hình thức, thể lệ cuộc thi tới giáo viên Tiếng Anh, nhà trường có 3 cô giáo xung phong đăng kí dự thi. Đó là cô Nguyễn Thuỳ Duyên, Lê Thị Kim Huế và cô Lâm Thu Trang. Quan điểm của nhà trường là luôn khuyến khích, động viên, tạo điều kiện hết sức để giáo viên tham gia cuộc thi. Đây là sân chơi lớn và là cơ hội cho thầy cô được cọ sát nâng cao trình độ chuyên môn.

Cơ hội lan toả giá trị tốt đẹp

Chia sẻ về mong muốn khi tham gia cuộc thi, cô Lê Thị Kim Huế, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Du cho hay: “Cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử sẽ mang lại cơ hội trải nghiệm cho tôi và các đồng nghiệp. Khi dự thi chúng tôi phải tìm hiểu, vận dụng CNTT thiết kế bài giảng và sáng tạo các phương pháp giáo dục tích cực với mong muốn truyền tải nội dung bài dạy tới học sinh một cách tốt nhất. Góp nhặt từ những bài giảng hay thành kho bài giảng điện tử dùng chung cho giáo viên, học sinh là điều vô cùng ý nghĩa".

"Góp nhặt từ những bài giảng hay thành kho bài giảng điện tử dùng chung cho giáo viên, học sinh là điều vô cùng ý nghĩa".

"Góp nhặt từ những bài giảng hay thành kho bài giảng điện tử dùng chung cho giáo viên, học sinh là điều vô cùng ý nghĩa".

Đồng quan điểm với cô Huế, cô Lâm Thu Trang, Trường Tiểu học Nguyễn Du chia sẻ, với thầy cô khi có kho học liệu sẽ tham khảo được nhiều bài giảng hay để vận dụng phù hợp vào bài dạy của mình. Đồng thời, từ kho học liệu dùng chung, học sinh có thể chuẩn bị tốt bài học và ôn tập kĩ càng hơn khi có kiến thức chưa hiểu rõ. Phụ huynh cũng phối hợp tốt hơn với cô giáo để đồng hành cùng con trong quá trình chinh phục ngoại ngữ.

Cô Vũ Thị Phương Mai, giáo viên Trường Tiểu học Trần Thành Ngọ, quận Kiến An cho hay, việc dạy và học, đặc biệt dạy học môn ngoại ngữ không chỉ bó buộc trong các phương pháp truyền thống với phấn trắng, bảng đen mà giáo viên cần ứng dụng CNTT, bắt nhịp chuyển đổi số để mang đến bài giảng hay. Cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử môn Tiếng Anh giúp giáo viên nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nhất là những đổi mới của Chương trình GDPT 2018 với môn Tiếng Anh.

Cô Vũ Thị Phương Mai, giáo viên Trường Tiểu học Trần Thành Ngọ, quận Kiến An trong giờ dạy.

Cô Vũ Thị Phương Mai, giáo viên Trường Tiểu học Trần Thành Ngọ, quận Kiến An trong giờ dạy.

Cô Đoàn Thị Thu Phương- Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Thành Ngọ cho rằng, kho học liệu bài giảng điện tử trong nhà trường rất hữu ích cho người dạy, người học và phụ huynh học sinh.

Đối với giáo viên, thầy cô có thể tiết kiệm thời gian trong quá trình tìm ra những bài giảng hay, có chất lượng để tham khảo, nâng cao chất lượng dạy học môn học. Đồng thời tạo không gian kết nối giáo viên, giúp thầy cô làm chủ công nghệ, chủ động sáng tạo các bài dạy của mình trên lớp. Thông qua bài học liệu giáo viên có thể tự giao bài cho học sinh. Ngoài ra, qua đây thầy cô có thể học tập được cách tạo bài giảng và tự tạo học liệu cho bản thân.

Đối với học sinh, có kho học liệu, các em có thể sử dụng dễ dàng.Bài học đa dạng về hình thức dạy học, học sinh cảm giác hứng thú với hình ảnh sinh động sẽ tạo ra môi trường học tập thú vị và hấp dẫn cho trẻ.

Cô trò Trường Tiểu học Trần Thành Ngọ trong giờ học.

Cô trò Trường Tiểu học Trần Thành Ngọ trong giờ học.

Bên cạnh đó, giúp cho học sinh phát triển kỹ năng tự học và sử dụng công nghệ từ khi còn nhỏ. Tạo ra cơ hội học tập cá nhân cho từng học sinh dựa trên nhu cầu và khả năng của các em.

Đây cũng là nguồn học liệu để học sinh bổ sung thêm kiến thức chưa tiếp thu được. Các em có thể tự học ở nhà thông qua việc tương tác các nội dung, tương tác với thầy cô, bạn bè.

Đối với phụ huynh học sinh có thể quản lý được con em học trên học liệu và thời gian học. Phụ huynh cùng học sinh tiếp cận được công nghệ thông tin. Tạo cho con có môi trường học tập tốt nhất. Phụ huynh có thể theo dõi quá trình học tập và đánh giá kết quả học tập của con ngay sau tiết dạy. Phụ huynh cũng nắm được phương pháp giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể đồng hành cùng con, cô Phương cho biết thêm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.