Giáo viên biệt phái - cánh tay đắc lực cho hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng

GD&TĐ - Với vai trò tạo cơ hội học tập cho người nghèo, người yếu thế trong xã hội, những năm qua, Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) xã phố Bảng (Đồng Văn, Hà Giang) thực sự đã trở thành nơi giao lưu học hỏi, giúp người dân tiếp cận với những tri thức mới và áp dụng vào thực tiễn.

Một lớp dạy học sáo được TTHTCĐ thị trấn Đồng Văn (ảnh nguồn internet).
Một lớp dạy học sáo được TTHTCĐ thị trấn Đồng Văn (ảnh nguồn internet).

Đưa văn hóa truyền thống vào các buổi tuyên truyền

Tại thị trấn Đồng Văn, sau khi thực hiện kiện toàn bộ máy và tổ chức hoạt động, Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) đã đạt được rất nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Theo chị Phạm Thị Nhẫn, Phó Giám đốc TTHTCĐ thị trấn Đồng Văn cho biết: “Sau khi thực hiện Đề án, cán bộ Trung tâm đều được tập huấn về nghề nghiệp, nghiệp vụ, được trang bị những kiến thức cơ bản về điều hành, quản lý.

Điều đáng mừng là tại trung tâm, nhiều giáo viên biệt phái đã có những sáng kiến, chủ động, sáng tạo hơn trong công tác, tổ chức điều tra nhu cầu học tập của người dân. Từ đó đã xây dựng kế hoạch được những kế hoạch, cũng như việc tổ chức triển khai, thực hiện tại các thôn, bản của thị trấn một cách hiệu quả.”

Thị trấn Phố Bảng đã từ lâu được ví là thị trấn "ngủ quên" nằm cách đường quốc lộ 4C khoảng 5 km. Toàn thị trấn Phố Bảng có 8 dân tộc sinh sống... Luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Trung tâm học tập cộng đồng nâng cao hiệu quả hoạt động.

Tại địa bàn thị trấn Phố Bảng, đa số người dân một năm trồng một vụ ngô để nuôi sống cả gia đình trong một năm nên thường xuyên thiếu đói trong năm. Vì vậy công tác tuyên truyền cho bà con đi học lớp trồng các loại rau sạch, các lớp học cắt may, lớp nuôi ong, lớp chăn nuôi gia súc gia cầm nâng cao đời sống là rất cần thiết.

Tuy nhiên thực trạng người dân của địa bàn ban ngày đi làm nương, không có thời gian đi nghe tuyên truyền vì thế trung tâm phải tổ chức vào các buổi tối.

Trong buổi tuyên truyền về công tác sinh đẻ có kế hoạch, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, an toàn giao thông, phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em qua biên giới, hôn nhân cận huyết thống, phòng chống tảo hôn, bạo lực gia đình, vượt biên trái phép....

Giáo viên biệt phái luôn phải tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương triển khai bằng hình thức lồng ghép và giao cho các đơn vị trường học, các câu lạc bộ, các ban ngành đoàn thể xây dựng tiểu phẩm, kịch bản sát với từng nội dung và lồng ghép vào các buổi tuyên truyền.

Lớp học xóa mù ở Hà Giang (ảnh nguồn internet)
Lớp học xóa mù ở Hà Giang (ảnh nguồn internet) 

Công tác tuyên truyền cũng đa dạng và có hình ảnh minh họa, hay thông qua một số hộ gia đình, người tiêu biểu của xã, thôn, về cách làm kinh tế giỏi để tuyên truyền cho dân hiểu, dân nghe, dân áp dụng vào thực tế.

Cần sự năng động và tâm huyết

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ tại trung tâm HTCĐ, người giáo viên biệt phái phải năng động, tâm huyết với nghề, nắm bắt và triển khai kịp thời các văn bản, hướng dẫn của cấp trên, làm tốt công tác tuyên truyền và tổ chức các lớp học XMC, các lớp học nghề..., nhà nước hỗ trợ về giống, cử cán bộ hướng dẫn từ đó nhân dân mới áp dụng kỹ thuật đã được học vào thực tế sản xuất. Khi bà con tạo ra sản phẩm từ học nghề tại trung tâm thì cán bộ TTHTCĐ phải giúp bà con tìm đầu ra cho sản phẩm...

Khi mở các lớp học nghề, như cắt may đòi hỏi người cán bộ trung tâm phải rà soát nhu cầu học tập của người dân. Đặc biệt phải cho học viên học cắt may các mặt hàng phù hợp với cách ăn mặc, trang phục của người dân, đặc biệt đào tạo được nghề và truyền nghề cho một số người dân ở các xã lân cận...

Ngoài ra còn vận dụng kêu gọi các nhà đầu tư, các nhà hàng, xin kinh phí hỗ trợ và triển khai tới tất cả các đoàn thanh niên tại các thôn bản, các cơ quan đơn vị, trường học khu phố đóng góp tiền, công xuống thôn bản làm đường, sửa đường cho dân vào các ngày thứ 7, chủ nhật giúp dân xây dựng chuồng trại...

Trung tâm học tập cộng đồng thị trấn Phố Bảng còn phối hợp với các đơn vị trường học xây dựng các nhóm truyền dạy dân ca, dân vũ, các bài võ thể dục tay không cho các cháu học sinh trong thời gian nghỉ hè do đồn biên phòng giúp lên lớp. Tham mưu và xây dựng kế hoạch mở các nhóm dân ca để lưu truyền và gìn giữ các nhóm dân ca, dân vũ.

Thành lập Câu lạc bộ liên thế hệ (nằm trong độ tuổi từ 20 đến 70) hiện tại câu lạc bộ đang hoạt động rất tốt và có hiệu quả như: giúp nhau phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục dưỡng sinh và cũng là một cánh tay đắc lực cho hoạt động của trung tâm HTCĐ tại thị trấn Phố Bảng.

Xã Phố Bảng hiện đang duy trì kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, 100% trẻ mầm non trong độ tuổi đến lớp, từng bước nâng cao tỷ lệ phổ cập THCS, huy động trẻ em trong độ tuổi phổ cập đã bỏ học quay trở lại lớp học đảm bảo chỉ tiêu, kế hoạch giao. Năm học 2018-2019 trung tâm HTCĐ thị trấn Phố Bảng đã phối hợp mở được các nhóm chuyên đề. Tổng số 47 lớp với 5.111 lượt người tham gia.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.