Giao Patriot cho Mỹ có thể khiến Tokyo tạo lỗ hổng phòng thủ

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Hãng tin Nikkei Asia viết: "Bằng cách cung cấp tên lửa phòng không Patriot cho Mỹ, Nhật Bản có nguy cơ tạo ra lỗ hổng phòng không đối với mình".

Giao Patriot cho Mỹ có thể khiến Tokyo tạo lỗ hổng phòng thủ

Trước đó, một số phương tiện truyền thông đưa tin Tokyo sẵn sàng chuyển giao một phần tên lửa phòng không Patriot của nước này cho Washington, để Lầu Năm Góc sau đó có thể chia sẻ với Kyiv.

Về mặt chính thức, các quốc gia sẽ cho đi hệ thống Patriot của họ và người Nhật sẽ chỉ cần một chút nỗ lực nhằm bù đắp cho việc thiếu số lượng cần thiết trong kho vũ khí của mình.

Tuy nhiên cũng có ý kiến ​​cho rằng tên lửa Nhật Bản nếu xuất hiện tại Ukraine sẽ gây ra nhiều căng thẳng trong quan hệ với Nga, nhất là khi hai bên còn đang tranh chấp một số hòn đảo thuộc Quần đảo Kuril (Tokyo gọi là vùng lãnh thổ phương Bắc).

Ngoài ra không phải tất cả mọi người, cả ở Tokyo và Washington đều đồng ý rằng Ukraine được ưu tiên. Có ý kiến ​​cho rằng nên đặt trọng tâm ưu tiên ở hướng châu Á.

Năm ngoái, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo họ chỉ có khoảng 60% số tên lửa đánh chặn cần thiết để bảo vệ đất nước.

Tên lửa Patriot do Nhật Bản sản xuất sẽ không được đưa trực tiếp tới Ukraine.

Tên lửa Patriot do Nhật Bản sản xuất sẽ không được đưa trực tiếp tới Ukraine.

Để mở đường cho việc chuyển giao Patriot, Nhật Bản đã lần đầu tiên nới lỏng các hạn chế liên quan đến xuất khẩu vũ khí sau nhiều thập kỷ, cho phép sản phẩm quốc phòng nước này sản xuất đến với một số quốc gia.

Nhằm đảm bảo động thái này phù hợp với hiến pháp hòa bình của mình, Tokyo khẳng định những loại vũ khí như vậy không thể được cung cấp cho các quốc gia đang có chiến tranh.

Bộ Quốc phòng nhật Bản cho biết trong một tuyên bố rằng “điểm đến là Hoa Kỳ và người dùng cuối là Quân đội Mỹ”.

Tokyo nói thêm, Chính phủ Mỹ phải được sự đồng ý của Nhật Bản trước khi chuyển tên lửa cho nước thứ ba. Theo quy định này, các hệ thống Patriot do Tokyo cung cấp cho Mỹ không thể đưa trực tiếp cho Ukraine, tờ Nikkei Asia nhấn mạnh.

Nhưng đồng thời các chuyên gia cho rằng không thiếu cách để "lách luật", điển hình như Mỹ sẽ đưa số tên lửa Patriot của Nhật Bản vào đội hình tác chiến của mình, rồi rút một vài khẩu đội đang trực chiến để gửi cho Ukraine.

Patriot PAC-3 MSE được cho là đã bắn hạ 6 tên lửa siêu thanh Kinzhal của Nga trong một trận đánh.

Theo Nikkei Asia

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thầy Thạch (thứ 4 từ phải qua, hàng giữa) chụp ảnh kỷ niệm ngày học sinh Trường chuyên Lam Sơn ra trường, năm 1988. Ảnh tư liệu

Ánh sáng khác thường

GD&TĐ - Dạo ấy, tôi và anh Thạch thuộc nhóm luyện thi đại học khối A. Anh em chung cảnh sống tập thể, nên thường cùng nhau đạp xe tới dạy luyện thi...
Rác vũ trụ là vấn đề không gian cấp bách hiện nay.

Chiến dịch dọn rác không gian

GD&TĐ - Giai đoạn đầu tiên trong Chiến lược bền vững không gian của NASA tập trung vào rác trên quỹ đạo quanh Trái đất.