Giao lưu trực tuyến “Một năm thực hiện Chương trình SGK lớp 1 mới: Tiền đề vững chắc cho năm học mới”

“Một năm thực hiện Chương trình SGK lớp 1 mới: Tiền đề vững chắc cho năm học mới” là chủ đề giao lưu trực tuyến trên báo Giáo dục và Thời đại điện tử từ 9h30 đến 11h00 ngày 26/8/2021.

Giao lưu trực tuyến “Một năm thực hiện Chương trình SGK lớp 1 mới: Tiền đề vững chắc cho năm học mới”

Chương trình giao lưu có sự tham gia của các khách mời:

-TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học, Bộ GD&ĐT;

- Ông Đào Anh Tuấn, Phó GĐ Sở GD&ĐT Yên Bái, tỉnh Yên Bái;

- Cô Đồng Thị Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Năm học 2020- 2021 là năm đầu tiên toàn ngành GD&ĐT triển khai thực hiện đổi mới chương trình (CT), sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông (GDPT) đối với lớp 1 trên toàn quốc và trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Vì vậy, toàn ngành giáo dục đã bước vào thực hiện nhiệm vụ kép đó là vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp; vừa triển khai Chương trình GDPT 2018 cấp tiểu học đối với lớp 1.

Với nhiều khó khăn, thách thức song sau 1 năm triển khai thực hiện đổi mới chương trình, SGK GDPT đối với lớp 1 tại các địa phương đã ghi nhận những kết quả ban đầu quan trọng.

Đặc biệt, từ triển khai thực hiện chương trình, SGK GDPT đối với lớp 1 các nhà trường đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn...

Tại buổi giao lưu trực tuyến, các khách mời sẽ trao đổi về việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai CTSGK mới trong năm đầu tiên, qua đó hướng tới năm học mới thành công.

Ngay bây giờ, độc giả có thể gửi câu hỏi tới các vị khách mời qua email của Báo Giáo dục và Thời đại: gdtddientu@gmail.com hoặc tương tác qua facebook của Báo.

TS Thái Văn Tài

TS Thái Văn Tài

Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học, Bộ GD&ĐT

Ông Đào Anh Tuấn

Ông Đào Anh Tuấn

Phó GĐ Sở GD&ĐT Yên Bái, tỉnh Yên Bái

Cô Đồng Thị Thanh Hải

Cô Đồng Thị Thanh Hải

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai

Bạn đọc

Bạn Nhatlinh210@...:

Năm học mới đang cận kề, nhà trường có những giải pháp gì để đảm bảo tất cả học sinh khó khăn, đặc biệt là các em lớp 1 và lớp 2 đều có đủ SGK khi đến trường?
Cô Đồng Thị Thanh Hải

Cô Đồng Thị Thanh Hải

Đối với Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) nằm ở vùng thuận lợi. Do đó, phụ huynh học sinh đã chủ động trang bị đầy đủ SGK cho con em mình trước khi đến trường; đảm bảo 100% học sinh của trường có đầy đủ SGK trước khi bước vào năm học mới.

Tuy nhiên, hàng năm nhà trường đều phát động đến học sinh trong trường gửi tặng lại bộ SGK mà các em không sử dụng nữa. Sau đó, nhà trường tổng hợp để gửi về Hội đồng Đội TP Pleiku để trao tặng cho các trường có học sinh khó khăn.

Đối với những học sinh chưa có sách giáo khoa, giáo viên nhà trường hướng dẫn phụ huynh truy cập vào trang web hoc10.com để tải SGK điện tử miễn phí.

Bạn đọc

Bạn Mỹ Liên – Cần Thơ:

Cán bộ, giáo viên nhà trường đã chuẩn bị tâm thế như thế nào khi đón nhận các bộ SGK mới và thực hiện chương trình mới trong điều kiện dịch bệnh?
Cô Đồng Thị Thanh Hải

Cô Đồng Thị Thanh Hải

Cán bộ, giáo viên nhà trường luôn có tâm thế sẵn sàng đón nhận các bộ SGK mới. Theo đó, giáo viên nghiên cứu kĩ các bộ sách và đã lựa chọn bộ SGK phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh của trường mình. Ngoài ra, khi giảng dạy, giáo viên lồng ghép những nội dung theo định hướng Chương trình GDPT 2018 có chỗ nào chưa phù hợp với đối tượng học sinh thì tìm hướng khắc phục, linh hoạt, sáng tạo để mang lại hiệu thông qua mỗi tiết dạy.

Trong tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp như hiện nay, việc thực hiện Chương trình mới quả là rất khó khăn. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất để truyền tải hết kiến thức đến từng học sinh qua mọi hình thức dạy học có thể thực hiện được.

Bạn đọc

Bạn Maihoale@...:

Năm học mới sắp đến, ông có điều gì gửi đến các cán bộ, giáo viên toàn ngành cũng như phụ huynh, học sinh trong địa bàn tỉnh?
Ông Đào Anh Tuấn

Ông Đào Anh Tuấn

Thay mặt lãnh đạo ngành GD&ĐT tỉnh Yên Bái, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe, thành công đến các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo, chúc các em học sinh học tập, rèn luyện tốt và đạt được mong mỏi, kỳ vọng của thầy cô, cha mẹ và toàn xã hội dành cho các em. Kính mong các bậc cha mẹ quan tâm đến con cái học hành, tin tưởng và đồng hành cùng ngành giáo dục, các nhà giáo trong việc giáo dục con em.

Trường THCS Quang Trung, TP Yên Bái trao tặng 72 xe đạp cho học sinh nghèo tại huyện Văn Yên
Trường THCS Quang Trung, TP Yên Bái trao tặng 72 xe đạp cho học sinh nghèo tại huyện Văn Yên
Bạn đọc

Bạn Cuonglehn@...:

Sau 1 năm triển khai thực hiện chương trình, SGK lớp 1, theo ông mấu chốt của thành công do đâu? Ngành GD Yên Bái đã có những hoạt động chuẩn bị cụ thể nào để tập trung tận dụng và phát huy những thế mạnh khi thực hiện Chương trình, SGK mới trong năm học tiếp theo?
Ông Đào Anh Tuấn

Ông Đào Anh Tuấn

Để triển khai thực hiện thành công chương trình, SGK lớp 1, trước tiên phải có sự chỉ đạo và chuẩn bị tốt các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất, thiết bị, sách giáo khoa. Đặc biệt, mấu chốt là tâm thế sẵn sàng đổi mới của các nhà giáo. Nói vậy, bởi vì kiến thức không thay đổi, thậm chí còn giảm tải, việc đổi mới chủ yếu là đổi mới về quan điểm, cách tiếp cận, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học.

Ngành GD&ĐT Yên Bái đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng để giáo viên nắm chắc quan điểm, nội dung đổi mới, hỗ trợ trực tiếp các nhà giáo thông qua các hội thảo, qua việc xây dựng các video tiết dạy minh họa, qua sinh hoạt chuyên môn và tổ chức hoạt động của các giáo viên cốt cán, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Năm học này, chúng tôi vẫn tiếp tục có những chuẩn bị tốt cho triển khai thực hiện đối mới đối với lớp 1, lớp 2, lớp 6, đặc biệt quan tâm công tác bồi dưỡng, hỗ trợ giáo viên trong xây dựng kế hoạch dạy học, khai thác các tài nguyên, học liệu điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và tổ chức các hoạt động dạy học để giáo viên tự tin, vững vàng về nghiệp vụ trong thực hiện đổi mới.

Bạn đọc

Bạn Thanhtrucle@...:

Bộ SGK nào cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng. Vậy nhà trường đã tiếp cận và chọn sách ra sao để phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất cho học sinh khi học tập?
Cô Đồng Thị Thanh Hải

Cô Đồng Thị Thanh Hải

Đúng là bộ SGK nào cũng có ưu điểm và khuyết điểm. Do đó, để chọn được bộ sách phù hợp để đưa vào giảng dạy thì nhà trường đã tổ chức cho mỗi giáo viên đọc và nghiên cứu thật kĩ các bộ sách theo tiêu chí lựa chọn SGK trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Cụ thể, từ hình ảnh minh họa có phù hợp với lứa tuổi học sinh hay không? Bên cạnh đó, câu hỏi có cụ thể rõ ràng, gần gũi với các em hay không? Nội dung từng bài học liên kết với nhau như thế nào? Mạch kiến thức có được dàn đều cho các tiết học không? Có đảm bảo theo khung chương trình Bộ GD&ĐT quy định không?...

Qua nghiên cứu, tìm hiểu nội dung SGK và đặc biệt là phù hợp với đối tượng học sinh để lựa chọn được Bộ SGK mang lại hiệu quả trong giảng dạy. Từ đó nhà trường đã tiến hành thành lập Hội đồng, xây dựng kế hoạch, tổ chức lựa chọn, báo cáo kết quả và công khai danh mục SGK được lựa chọn theo đúng các quy định. Ngoài ra, thông báo kịp thời đến phụ huynh học sinh qua niêm yết trên bảng tin của nhà trường, chính quyền địa phương...

Cô và trò trường Tiểu học Võ Thị Sáu, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Ảnh tư liệu nhà trường cung cấp
Cô và trò trường Tiểu học Võ Thị Sáu, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Ảnh tư liệu nhà trường cung cấp

 

Bạn đọc

Bạn thaongoc@gmail…:

Với những khó khăn, thách thức đã được dự báo do tình hình dịch bệnh gây nên, Ngành Giáo dục Yên Bái đã chuẩn bị những gì để triển khai năm học mới, thưa ông?
Ông Đào Anh Tuấn

Ông Đào Anh Tuấn

Yên Bái nỗ lực kêu gọi xã hội hóa với mục tiêu không để học sinh thiếu sách giáo khoa. Ảnh tư liệu
Yên Bái nỗ lực kêu gọi xã hội hóa với mục tiêu không để học sinh thiếu sách giáo khoa. Ảnh tư liệu

 

Để triển khai năm học mới, Ngành GD&ĐT Yên Bái đã chủ động tham mưu với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và ban hành các văn bản chỉ đạo. Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”, công tác chuẩn bị và ngày khai giảng năm học mới để tạo được sự quan tâm, ủng hộ của toàn xã hội.

Chúng tôi cũng rà soát, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sửa chữa, mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống điện, cây xanh, hệ thống cấp thoát nước... đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, cán bộ, giáo viên khi tổ chức, tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Chỉ đạo các đơn vị trường học tổng vệ sinh trường lớp, khuôn viên nhà trường đảm bảo xanh - sạch - đẹp. Trang trí trường, lớp tạo cảnh quan, không khí đón năm học mới. Các trường học, cơ sở giáo dục có bếp ăn tập thể phải đảm bảo đủ các điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định. Yêu cầu các trường báo cáo lãnh đạo địa phương, phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, ban đại diện cha mẹ học sinh chuẩn bị chu đáo cho Lễ Khai giảng năm học mới.

Cùng với đó là việc hướng dẫn tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2021-2022 trang trọng, gọn nhẹ và đảm bảo ý nghĩa ngày khai trường. Có phương án tổ chức khai giảng khi thời tiết xấu và phương án phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định với các tình huống cụ thể.

Ngành cũng quan tâm hỗ trợ học sinh thuộc diện chính sách, con thương binh, liệt sỹ, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, học sinh dân tộc nội trú, bán trú,... Phối hợp với Hội khuyến học, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc giúp đỡ, tạo điều kiện cho trẻ đến trường và vận động học sinh ra lớp.

Tiếp nữa, đó là việc tổ chức các lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, đặc biệt trong công tác bồi dưỡng thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018, 100% giáo viên được tập huấn về các nội dung đổi mới.

Đồng thời, chuẩn bị tốt các điều kiện cho triển khai chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1, lớp 2, lớp 6. Tổ chức 2 đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị khai giảng tại các huyện: Yên Bình, Lục Yên; Mù Cang Chải, Văn Chấn.

Bạn đọc

Bạn Ngọc Trang – Gia Lai:

Tôi là phụ huynh có con năm nay học chương trình SGK mới. Do đó, gia đình có phần hơi lo lắng. Ngoài việc thầy cô truyền đạt kiến thức cho học sinh trên lớp, gia đình phải hỗ trợ như thế nào để giúp các con ghi nhớ và phát triển năng lực một cách tốt nhất?
Cô Đồng Thị Thanh Hải

Cô Đồng Thị Thanh Hải

Để các em học sinh ghi nhớ kiến thức và phát triển năng lực một cách tốt nhất, phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với giáo viên để trao đổi về phương pháp giúp con học ở nhà. Đặc biệt, năm học này học sinh học trực tuyến nên phụ huynh cần học với con thời gian đầu để nắm phương pháp giảng dạy của giáo viên. Sau đó, hướng dẫn lại cho con em mình làm quen với cách học, từ đó giúp các em hình thành thói quen tự học. Bên cạnh đó, khi học với con, phụ huynh phải luôn trong trạng thái vui vẻ. Không những vậy, tránh gây áp lực khi con chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập, mà phải tìm hiểu nguyên nhân để giúp con học tập tốt hơn.

Khi tiếp cận chương trình, SGK mới, có thể thời gian đầu trẻ rất bỡ ngỡ nên phụ huynh cần từ từ hướng dẫn cho trẻ từng bước để hoàn thành nhiệm vụ. Cần tạo không gian thích hợp như bàn ghế, ánh sáng... để cho con học tập được tốt hơn. Đồng thời, dạy cho con có ý thức về thời gian như: đặt báo thức, quy định thời gian học tập, thời gian chơi. Ngoài ra, không quên tạo động lực trong việc học tập, như khen ngợi, động viên khi con hoàn thành tốt bài học.

Không chỉ vậy, phụ huynh cần hướng dẫn cho con tập đặt câu hỏi, giao tiếp với mọi người để phát triển năng lực. Qua đó, giúp con thấy yêu thích việc học, yêu quý bạn bè, ưu tiên mối liên hệ giữa ba mẹ và con cái.

Bạn đọc

Bạn nhungnguyen@...:

Khi đưa SGK mới vào giảng dạy trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, có giai đoạn học sinh phải ngừng đến trường. Điều này có ảnh hưởng gì đến quá trình thực hiện chương trình mới hay không, thưa ông?
Ông Đào Anh Tuấn

Ông Đào Anh Tuấn

Để triển khai chương trình, SGK mới, ngành GD&ĐT Yên Bái đã chủ động chuẩn bị các điều kiện, từ bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, chuẩn bị sách giáo khoa, rà soát các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học… đảm bảo việc thực hiện được thuận lợi. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho thực hiện chương trình, SGK mới đã hoàn thành.

Tuy nhiên, nếu dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, học sinh phải ngừng đến trường thì việc triển khai thực hiện chương trình, SGK mới ở một số nơi sẽ bị ảnh hưởng do không có điều kiện tổ chức dạy học trực tuyến, tiến độ thực hiện chương trình sẽ chậm lại so với kế hoạch.

Bạn đọc

Bạn Ánh Tuyết, huyện Văn Chấn, Yên Bái:

Chỉ còn ít ngày là đến ngày tựu trường, công tác chuẩn bị các cho năm học này, đặc biệt là SGK, đã được ngành giáo dục Yên Bái triển khai đến đâu rồi?
Ông Đào Anh Tuấn

Ông Đào Anh Tuấn

100% lớp 1 trên địa bàn tỉnh Yên Bái được học 2 buổi/ngày. Ảnh tư liệu
100% lớp 1 trên địa bàn tỉnh Yên Bái được học 2 buổi/ngày. Ảnh tư liệu

 

Để chuẩn bị SGK, Sở GD&ĐT đã kí Biên bản ghi nhớ với Công ty Cổ phần sách – thiết bị trường học Yên Bái để Công ty cam kết cung ứng đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng SGK cho học sinh toàn tỉnh. Đến thời điểm hiện tại, Công ty đã cung ứng đầy đủ SGK cho tất cả học sinh các trường, không có hiện tượng thiếu, chậm muộn hoặc sách giả, sách lậu.

Bên cạnh đó, ngành giáo dục đã huy động các nguồn, ủng hộ SGK cho học sinh; đảm bảo 100% học sinh đã có đủ SGK, sẵn sàng bước vào năm học mới.

Bạn đọc

Bạn Nguyentainam@...:

Thưa cô, mục tiêu hướng đến của nhà trường là gì trong vào năm học 2021-2022? Nhà trường chuẩn bị những gì để thực hiện tốt mục tiêu kép “vừa chống dịch vừa dạy học”?
Cô Đồng Thị Thanh Hải

Cô Đồng Thị Thanh Hải

Kiểm tra thân nhiệt cho học sinh tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu
Kiểm tra thân nhiệt cho học sinh tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

 

Năm học 2021-2022, toàn ngành giáo dục tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kép, vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, bảo đảm an toàn trường học. Bên cạnh đó, vừa ra sức phấn đấu khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo.

Mục tiêu hướng đến của nhà trường trong năm học 2021-2022 là hoàn thành tốt mục tiêu kép “vừa chống dịch vừa dạy học”. Để thực hiện tốt mục tiêu này nhà trường cần chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và nhiều kịch bản ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra.

Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp, các ngành. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh, linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ dạy - học, hỗ trợ kịp thời những khó khăn vướng mắc đối với giáo viên, phụ huynh, học sinh góp phần hoàn thành tốt mục tiêu năm học.

Theo đó, nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn có giải pháp linh hoạt, hiệu quả để triển khai thực hiện dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình,... nhằm giúp học sinh không quên kiến thức, duy trì nề nếp học tập và thực hiện theo phương châm "tạm dừng đến trường, không dừng việc học”. Ngoài ra, hướng dẫn điều chỉnh kế hoạch dạy học và kiểm tra đánh giá định kỳ cho phù hợp với tình hình địa phương và từng thời điểm.

Bên cạnh đó, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ tiếp cận với hình thức dạy học trực tuyến, dạy trên truyền hình,... Qua đó, đảm bảo thống nhất trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các phương án dạy học phù hợp trong điều kiện dịch Covid - 19 kéo dài và học sinh phải nghỉ học. Tuy nhiên, việc triển khai các hình thức học tập cần linh hoạt, phù hợp với điều kiện của từng lớp và tâm sinh lý lứa tuổi, tránh tạo áp lực cho học sinh cũng như đảm bảo chất lượng học tập hiệu quả.

Bạn đọc

Bạn Nguyen_anh76@...:

Ông nhắn nhủ gì tới các nhà trường, đội ngũ GV tiểu học khi bước vào năm học thứ 2 triển khai CT, SGK mới trong điều kiện chung còn nhiều khó khăn và đặc biệt tác động của dịch Covid-19?.
TS Thái Văn Tài

TS Thái Văn Tài

TS Thái Văn Tài triển khai thực hiện CT, SGK lớp 1 tại Long An. Ảnh chụp trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát
TS Thái Văn Tài triển khai thực hiện CT, SGK lớp 1 tại Long An. Ảnh chụp trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát

 

Chúng ta tiếp tục thực hiện năm học mà ngay khi khai giảng dịch bệnh đang diễn ra phức tạp. Chắc chắn nhà trường, thầy cô sẽ vất vả và có nhiều tình huống xảy ra có thể lường trước hoặc không lường trước được.

Hiện nay với khung thời gian, chỉ đạo mang tính chất định hướng trong Chỉ thị nhiệm vụ năm học và những giải pháp cụ thể trong hướng dẫn (văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch nhà trường; nhiệm vụ năm học…), mong rằng các cán bộ quản lý, đặc biệt Hiệu trưởng nhà trường, thầy cô đang làm nhiệm vụ trực tiếp tạo ra sản phẩm giáo dục hãy bình tĩnh nghiên cứu kĩ và thực hiện những nội dung nằm trong thẩm quyền của mình một cách linh hoạt và phù hợp với địa phương.

Chúng ta cần lựa chọn sắp xếp những nội dung có thể ứng dụng CNTT để dạy học trong thời kì giãn cách, lựa chọn môn học phù hợp để áp dụng dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình phù hợp với từng đối tượng... Trong đó chú ý với đối tượng HS lớp 1, lớp 2.

Khi dịch bệnh được kiểm soát và HS quay trở lại, nhà trường thầy cô cũng chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản để tận dụng thời gian vàng thực hiện nhiệm vụ giáo dục một cách chủ động. Tránh trường hợp khi dịch bệnh được kiểm soát lại lúng túng trong quá trình triển khai.

Và như vậy đòi hỏi trong công tác xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường phải thực hiện linh hoạt, chủ động với nhiều phương án có trước để sẵn sàng cho các phương án sẵn sàng xảy ra...

Xin chúc các thầy cô một năm đầy vất vả nhưng sẽ hoàn thành nhiệm vụ năm học, đặc biệt đối với triển khai CT, SGK mới với những tiếp cận mới ở lớp 1, lớp 2.

Bạn đọc

Bạn Tuấn Anh – Thái Bình:

Ông có thể cho biết, Bộ GD&ĐT đưa ra những kiến nghị, đề xuất gì với Quốc hội, Chính phủ, Bộ ngành… để việc triển khai CT, SGK mới đạt hiệu quả tốt hơn nữa thời gian tới?
TS Thái Văn Tài

TS Thái Văn Tài

Với Quốc hội, Chính phủ, Bộ GD&ĐT kiến nghị cần cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ các địa phương đầu tư cơ sở vất chất trường học, như: nguồn trái phiếu Chính phủ cho chương trình kiên cố hóa trường/lớp học, các nguồn vốn hỗ trợ thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia….

Chỉ đạo các địa phương ưu tiên huy động các nguồn lực nhằm triển khai chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới.

Về việc chuẩn bị CSVC, thiết bị dạy học, đề nghị Quốc hội cho phép tiếp tục bố trí nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 2021-2025.

Chính phủ giao Bộ Tài chính phối hợp với Bộ GD&ĐT báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sớm bổ sung mặt hàng SGK vào danh mục do Nhà nước định giá.

Với Bộ Nội vụ: Đề nghị tiếp tục phối hợp với Bộ GD&ĐT nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức và tinh giản biên chế đối với công chức, viên chức nói chung…

Với Bộ Tài chính: Tiếp tục chủ trì, phối hợp với Bộ GD&ĐT triển khai ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 9130/VPCP-KTTH và các văn bản chỉ đạo có liên quan để hoàn thiện hồ sơ đề xuất phương án quản lý giá SGK và báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Tăng cường kiểm soát chặt chẽ công tác kê khai giá SGK của các nhà xuất bản; công tác thanh tra, kiểm tra, thanh tra về giá SGK để thực hiện bình ổn giá theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 9021/VPCP-KTTH về định hướng điều hành giá những tháng còn lại năm 2020.

Phối hợp với Bộ GD&ĐT tăng cường thanh tra, kiểm tra việc cung cấp, phát hành sách; giới thiệu sách giáo khoa tại các trường học.

Kiểm tra triển khai thực hiện chương trình, SGK lớp 1 tại Ninh Bình. Ảnh tư liệu
Kiểm tra triển khai thực hiện chương trình, SGK lớp 1 tại Ninh Bình. Ảnh tư liệu

 

Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ GD&ĐT cũng kiến nghị trong công tác chuẩn bị đội ngũ GV, CBQL giáo dục thực hiện CT GDPT và SGK mới

Cụ thể như: Các địa phương phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng GV đề xuất nhu cầu đào tạo GV dạy các môn học mới theo CT đào tạo mới. Cơ sở đào tạo GV nghệ thuật thực hiện đào tạo GV Âm nhạc, Mĩ thuật để dạy môn học Giáo dục nghệ thuật ở cấp THPT; đào tạo GV Tiếng Anh, Tin học ở tiểu học, THCS; đào tạo GV theo từng chuyên ngành để bổ sung do tăng quy mô trường, lớp, HS và thay thế số GV nghỉ hưu (dự kiến khoảng 2%/năm).

Các địa phương quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ, chủ động cụ thể hóa các CT, kế hoạch của sở/phòng GD&ĐT trong việc tuyển dụng, sử dụng GV; tiếp tục rà soát đội ngũ GV, xác định số GV thừa, thiếu từng cấp học, môn học và thực hiện điều chuyển GV từ nơi thừa sang nơi thiếu;

Giảm dần số biên chế nhân viên làm các công việc gián tiếp; có biện pháp xử lý đối với GV, CBQL chưa đạt chuẩn tối thiểu, không đáp ứng yêu cầu công việc theo quy định của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức; đảm bảo các chế độ chính sách cho GV và CBQL trong thực hiện Chương trình GDPT 2018...

Các địa phương cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV theo các kế hoạch của Bộ GD&ĐT chi tiết các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng GV cơ sở GDPT thực hiện Chương trình GDPT 2018…

Bạn đọc

Bạn NguyenngocthuanGL@...:

Năm nay tôi có con vào lớp 2, mong cô cho biết, chương trình SGK mới có những thay đổi như thế nào so với chương trình hiện hành?
Cô Đồng Thị Thanh Hải

Cô Đồng Thị Thanh Hải

Chương trình SGK mới có tính kế thừa các đơn vị kiến thức cơ bản của chương trình hiện hành. Trong đó, các môn học có nội dung gần gũi với thực tế cuộc sống và có nhiều hoạt động thực hành giúp phát triển tư duy sáng tạo, phát huy các năng lực cho học sinh.

Bạn đọc

Bạn Minhphuong@...:

Đến nay 63/63 tỉnh, thành phố trực đã tổ chức biên soạn, thẩm định, triển khai dạy thí điểm và dạy học nội dung giáo dục địa phương. Ông có thể chỉ ra đâu là những tồn tại, hạn chế địa phương cần lưu ý?
TS Thái Văn Tài

TS Thái Văn Tài

Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT kiểm tra triển khai thực hiện chương trình, SGK lớp 1 tại Long An. Ảnh tư liệu
Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT kiểm tra triển khai thực hiện chương trình, SGK lớp 1 tại Long An. Ảnh tư liệu

 

Theo báo cáo từ các địa phương, 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã triển khai xây dựng Kế hoạch và tổ chức biên soạn, thẩm định, triển khai dạy thí điểm và triển khai dạy học nội dung giáo dục địa phương; ban hành Khung chương trình tài liệu GDĐP; đã biên soạn, thẩm định tài liệu GDĐP theo hướng dẫn tại Công văn số 3536/BGDĐT-GDTH. Hiện nay các tỉnh/thành phố đang thực hiện hoàn thiện hồ sơ đề nghị phê duyệt tài liệu GDĐP lớp 2, lớp 6 gửi về Bộ GD&ĐT theo quy định.

Tuy nhiên một số tồn tại, hạn chế đáng lưu ý như:

Việc tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục của địa phương đối với các địa phương là một vấn đề mới, nhiều địa phương chưa có kinh nghiệm triển khai nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu theo thẩm quyền;

Đồng thời cần phân định rõ trách nhiệm giải trình về chất lượng nội dung tài liệu do địa phương tổ chức biên soạn, thẩm định, Bộ trưởng Bộ GDĐT chỉ phê duyệt trên cơ sở kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định tại địa phương.

Bạn đọc

Bạn Minh Châu – Gia Lai:

Thưa cô, sự tương tác, trao đổi giữa giáo viên và phụ huynh học sinh đóng vai trò như thế nào trong quá trình thực hiện chương trình, SGK mới?
Cô Đồng Thị Thanh Hải

Cô Đồng Thị Thanh Hải

Sự tương tác, trao đổi giữa giáo viên và phụ huynh giúp nhà trường, giáo viên cung cấp đầy đủ thông tin về cách thực hiện hiệu quả nội dung chương trình SGK đến phụ huynh và học sinh. Từ đó phụ huynh có những nhận định và đánh giá đúng.

Qua đó, phối hợp, đồng hành với nhà trường, giáo viên tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh hoàn thành tốt chương trình học tập. Bên cạnh đó, giúp nhà trường, giáo viên nắm bắt kịp thời những khó khăn vướng mắc đối với phụ huynh và học sinh để có những điều chỉnh phù hợp để giảng dạy có hiệu quả, hoàn thành tốt chương trình năm học.

Bạn đọc

Bạn thaihanguyen@...:

Ông có thể cho biết những khó khăn cần tháo gỡ trong vấn đề đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của năm đầu triển khai CT, SGK mới để rút kinh nghiệm, tiếp tục tháo gỡ cho năm học tới?
TS Thái Văn Tài

TS Thái Văn Tài

Mặc dù Nhà nước đã quan tâm đầu tư nhưng cơ sở vật chất tại các cơ sở giáo dục phổ thông vẫn còn nhiều khó khăn nhiều nơi chưa đáp ứng được các điều kiện để thực hiện Chương trình GDPT 2018. Bên cạnh đó, để thực hiện Chương trình GDPT 2018, cần đầu tư xây dựng mới một số hạng mục như: đủ phòng học (bảo đảm 1 lớp/phòng cho cấp tiểu học), phòng chức năng, thư viện, nhà vệ sinh, nhà ăn, phòng ở cho học sinh nội trú, học sinh bán trú... rất cần bổ sung các chính sách mới đối với các vùng đặc thù để bổ sung nguồn lực từ trung ương, tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.

TS Thái Văn Tài kiểm tra triển khai thực hiện CT, SGK lớp 1 tại Hà Nam. Ảnh tư liệu
TS Thái Văn Tài kiểm tra triển khai thực hiện CT, SGK lớp 1 tại Hà Nam. Ảnh tư liệu

 

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nguồn thu ngân sách nhiều tỉnh gặp khó khăn, trong khi đó phải tập trung các nguồn lực vừa phải thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vừa thực hiện các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả và thực hiện chi hỗ trợ cho các đối tượng theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ. Vì vậy, chưa có điều kiện cân đối, bố trí đủ nguồn kinh phí mua thiết bị dạy học tối thiểu cho học sinh lớp 1 thực hiện Chương trình GDPT 2018 từ năm học 2020-2021 theo nhu cầu.

Thiết bị dạy học cho lớp 1 theo chương trình mới chưa đáp ứng yêu cầu, việc mua sắm còn chậm, nhiều trường tiểu học đến thời điểm triển khai nhiệm vụ năm học vẫn chưa nhận được thiết bị. Một phần do nguyên nhân của thủ tục mua sắm phức tạp và kéo dài.

Số lượng trường học thực hiện Chương trình GDPT cấp tiểu học trải rộng khắp cả nước, đa dạng và có nhiều yếu tố đặc thù địa phương vùng miền.

Năm học 2020-2021 toàn quốc hiện có 14.786 cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình GDPT cấp tiểu học (số lớp 1 là 57.428 lớp), với 16.323 điểm trường, tỷ lệ bình quân 1,48 trường tiểu học/đơn vị hành chính cấp xã, tỷ lệ điểm trường/trường tiểu học là 1,09 trong đó nhiều trường tiểu học có từ 3 đến 5 điểm trường (chủ yếu ở các vùng, khu vực miền núi)…

Nhiều địa phương sau khi sắp xếp, sáp nhập, quy hoạch lại các trường, điểm trường, tại một số địa bàn, tình trạng dân cư phân tán, giao thông bị chia cắt, ảnh hưởng đến việc đi học của học sinh, quy mô một số trường có số lớp/trường lớn, số học sinh/lớp vượt quá quy định; một số trường gặp khó khăn do việc giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ quản lý, đội ngũ nhân viên văn phòng, kế toán... dôi dư sau sáp nhập chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả.

Trung bình toàn quốc tỷ lệ phòng học/lớp là 0,98 (theo quy định 1 phòng học/lớp); trong đó phòng học kiên cố đạt 79,5%; phòng học bán kiên cố đạt 18,5%; phòng học tạm, mượn chiếm 2%; số phòng học còn thiếu và đang học nhờ, mượn là 2.081 phòng (chiếm khoảng 0,75%)

Bạn đọc

Bạn quynhanhle@...:

Năm học 2021 – 2022 giáo dục Tiểu học tiếp tục triển khai nhiệm vụ kép: Triển khai CTGDPT 2018 và CTGDPT hiện hành trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hơn năm trước. Bộ GD&ĐT có lưu ý và đồng hành, hỗ trợ với địa phương, GV ra sao khi thực hiện CTSGK mới?
TS Thái Văn Tài

TS Thái Văn Tài

Hiện nay tất cả nhóm cán bộ quản lý, số điện thoại của các chuyên viên và lãnh đạo Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) đã được công khai đến các tỉnh và các cụm thi đua để tăng cường nắm bắt thông tin, trao đổi vướng mắc, tháo gỡ trong quá trình triển khai thực hiện CT, SGK mới tại địa phương.

Hàng ngày chúng tôi cũng vẫn tiếp nhận thông tin tại địa phương để cùng nhau trao đổi “kịch bản” của địa phương cụ thể. Vụ cũng đang làm cầu nối trung gian để chia sẻ kho bài giảng, học liệu dùng chung giữa địa phương này với địa phương khác, tạo ra cộng đồng cùng chia sẻ với nhau để vượt qua khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện đối với lớp 1 và lớp 2 theo CT, SGK mới…

Bạn đọc

Bạn phamhien@...:

Tôi là phụ huynh năm nay có con vào lớp 2, theo ông gia đình cần hỗ trợ như thế nào để cháu tiếp thu được kiến thức ở mức tốt nhất?
Ông Đào Anh Tuấn

Ông Đào Anh Tuấn

Đối với lớp 2, các em đã được học 2 buổi/ ngày, vì vậy, các thầy cô sẽ không giao bài tập về nhà cho học sinh. Tuy vậy, cha mẹ vẫn cần có những hỗ trợ cho con trong việc học tập. Trước tiên, đó là sự quan tâm, động viên con như giúp con nhớ lại hôm nay ở trường đã học được gì, đã được tham gia những hoạt động nào, cần chuẩn bị những gì cho buổi học ngày mai, con có khó khăn gì trong việc học,...

Hiện nay, đối với chương trình, SGK mới có điểm rất thuận tiện đó là các nhà xuất bản bên cạnh việc biên soạn sách giấy còn có sách điện tử với kho tài nguyên phong phú. Cha mẹ học sinh chỉ cần cào mã số ở cuối SGK, truy cập vào trang của Nhà xuất bản và đăng nhập bằng mã số để vào hỗ trợ con học tập. Chỉ cần cha mẹ học sinh quan tâm, hi vọng các cháu sẽ học tốt.

Bạn đọc

Bạn Ducnhat1708@...:

Giáo viên nhà trường phải linh hoạt thay đổi ngữ liệu như thế nào để học sinh tiếp cận kiến thức nhanh và hào hứng khi học tập? Việc linh hoạt thay đổi phương pháp giảng dạy quan trọng như thế nào khi thực hiện chương trình, SGK mới?
Cô Đồng Thị Thanh Hải

Cô Đồng Thị Thanh Hải

Thời gian tiếp cận SGK mới khá ngắn từ khâu soạn bài, chuẩn bị bài dạy và đặc biệt là việc linh hoạt thay đổi ngữ liệu để học sinh hào hứng khi học tập. Chính vì vậy, đòi hỏi giáo viên tự chủ động, tự học, tự bồi dưỡng để bản thân mỗi giáo viên có kho học liệu kiến thức cho riêng mình để phản ứng nhanh, linh hoạt, sáng tạo trong quá trình dạy học.

Việc linh hoạt thay đổi phương pháp giảng dạy hết sức quan trọng, cần thiết và mang lại thành công trong mỗi bài dạy. Do đó mỗi giáo viên hết sức lưu tâm luôn sáng tạo và linh hoạt trong giảng dạy để mỗi bài dạy của mình mang lại hiệu quả giáo dục và để lại ấn tượng tốt đẹp trong tâm hồn mỗi em học sinh.

Bạn đọc

Bạn k.maiphuong@…:

Tôi đã đi mua SGK cho con và thấy giá thành một bộ SGK cơ bản hiện nay khoảng 400 – 500 nghìn. Đời sống bà con dân tộc thiểu số Yên Bái còn vất vả, nhiều phụ huynh không thể đáp ứng được việc mua SGK mới cho con em mình. Ngành GD tỉnh đã có phương án hỗ trợ thế nào để các em học sinh có đủ SGK cho năm học mới?
Ông Đào Anh Tuấn

Ông Đào Anh Tuấn

Nếu chỉ tính sách giáo khoa các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, giá bộ lớp 1 là 209.000 đồng, bộ sách lớp 2 là 182.000 đồng. Ngoài ra, các cha mẹ học sinh nếu trang bị thêm các tài liệu tham khảo, bổ trợ thì hoàn toàn tự nguyện, theo nhu cầu và không bắt buộc.

Đối với những học sinh thuộc diện chính sách, Nhà nước đã hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho gia đình học sinh để tự mua sách vở, đồ dùng học tập cho con em và bên cạnh đó, ngành giáo dục và các cấp chính quyền, các nhà hảo tâm có hỗ trợ như tôi đã nêu trên.

Bên cạnh đó, ngành giáo dục đã phối hợp với Công đoàn ngành vận động các nhà giáo trong toàn ngành ủng hộ sách giáo khoa cho học sinh. Đồng thời, phối hợp các nhà xuất bản tặng sách giáo khoa cho học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 6. Ngoài ra, còn kêu gọi các tổ chức xã hội, từ thiện, các nhà hảo tâm tặng sách giáo khoa cho 1 số trường khó khăn trên địa bàn để tất cả học sinh đều có sách, quan điểm không để cháu nào phải học chay.

Bạn đọc

Bạn Thienha@....:

Là người đứng đầu nhà trường, cô có những giải pháp gì nhằm kiểm soát, đánh giá hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên để đảm bảo chương trình mới được triển khai chất lượng, hiệu quả?
Cô Đồng Thị Thanh Hải

Cô Đồng Thị Thanh Hải

Hiện nay, giáo viên tự bồi dưỡng thông qua các chương trình tập huấn hệ thống quản lý học tập trực tuyến, tự học các modul theo quy định và được đánh giá sau mỗi đợt học tập. Về phía nhà trường đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đặc biệt là động viên khuyến khích giáo viên tích cực tham gia.

Đặc biệt, mỗi GV phải nêu cao được nhận thức tự bồi dưỡng không chỉ là “trách nhiệm” mà là nhu cầu tự thân, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục. “Việc tự học, tự tìm tòi, khám phá kiến thức giúp giáo viên nhớ lâu hơn. Quá trình học có câu hỏi kiểm tra, đánh giá, buộc giáo viên phải nỗ lực học thật, nghiên cứu thật, mới đạt kết quả tốt”.

Chào đón HS lớp 1 tại Lễ khai giảng năm học 2020-2021. Ảnh tư liệu nhà trường cung cấp
Chào đón HS lớp 1 tại Lễ khai giảng năm học 2020-2021. Ảnh tư liệu nhà trường cung cấp

 

Bạn đọc

Bạn minhthuy8x@...:

Đội ngũ GV được xem như mắt xích quan trọng quyết định thành công triển khai Chương trình, SGK mới. Bộ GD&ĐT và các địa phương đã chuẩn bị đội ngũ giáo viên ra sao để đáp ứng yêu cầu triển khai CT, SGK mới?
TS Thái Văn Tài

TS Thái Văn Tài

Trong công tác chỉ đạo: Bộ GD&ĐT đã cùng các Bộ, Ngành tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 71/2020/NĐ-CP quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của GV MN, TH, THCS theo quy định của Luật Giáo dục 2019.

Mặt khác, trong thời gian thực hiện nâng chuẩn trình độ đào tạo GV theo lộ trình quy định, để bảo đảm đội ngũ GV triển khai Chương trình GDPT 2018 trong tình hình thực hiện tinh giảm biên chế theo Nghị quyết số 19, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 102 về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhiều năm của các địa phương trong việc ký hợp đồng lao động với GV trực tiếp giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập; tạo thuận lợi cho các địa phương trong việc bố trí GV trực tiếp giảng dạy khi triển khai Chương trình GDPT 2018, đặc biệt là GV dạy những môn học mà nguồn tuyển còn khó khăn như: Ngoại ngữ, Tin học… ở cấp TH và THCS.

Thực hiện các quy định của pháp luật, Bộ GD&ĐT cũng đã hướng dẫn và phối hợp với các địa phương rà soát, tuyển dụng, tập huấn tăng cường năng lực và bố trí, sử dụng đội ngũ GV thực hiện Chương trình GDPT 2018…

Kết quả: Đối với việc rà soát, tuyển dụng, bố trí, sử dụng và tập huấn tăng cường năng lực cho đội ngũ GV thực hiện Chương trình GDPT 2018, các địa phương đã chủ động, tích cực thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT.

Cụ thể đã rà soát đội ngũ GV hiện có và báo cáo về Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT số lượng GV còn thiếu theo từng cấp học, môn học đề xuất số lượng biên chế GV cần bổ sung cho năm học 2020 – 2021 và các năm tiếp theo cho từng cấp học; xây dựng lộ trình, các giải pháp trước mắt và lâu dài trong công tác đào tạo, tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ GV để khắc phục tình trạng thừa, thiếu GV và chuẩn bị đội ngũ GV bảo đảm có đủ số lượng, chất lượng thực hiện có hiệu quả theo lộ trình triển khai Chương trình GDPT 2018.

Linh hoạt triển khai nhiều giải pháp và bố trí đủ số lượng GV/lớp theo định mức quy định để dạy học lớp 1 năm học 2020 – 2021; chỉ đạo kịp thời các cơ sở giáo dục khắc phục những khó khăn trong quá trình dạy học, đặc biệt, khắc phục những khó khăn trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19.

Triển khai tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ GV và CBQL Mô đun 1, Mô đun 2 và Mô đun 3 đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GDPT 2018. Các địa phương huy động và bảo đảm chế độ, điều kiện cho đội ngũ GV và cán bộ quản lý cơ sở GDPT cốt cán để hỗ trợ đồng nghiệp trong hoạt động tự bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, tại chỗ theo đúng hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Đối với việc triển khai thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của GV MN, TH, THCS: căn cứ Kế hoạch triển khai giai đoạn 1 do Bộ GD&ĐT ban hành, các địa phương đã và đang xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện theo quy định.

Tới nay đã có 42 tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện năm và kế hoạch thực hiện giai đoạn 1; 21 tỉnh còn lại đang trong quá trình xây dựng kế hoạch. Theo số liệu các tỉnh gửi về Bộ GD&ĐT, dự kiến trong năm 2021 sẽ cử 37.389 GV tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn.

Bạn đọc

Bạn Huonganh(@...:

Theo dõi thông tin, em thấy năm học sắp tới sẽ rất khó khăn. Giả sử như dịch bệnh lại bùng phát ở địa phương, học sinh tiếp tục nghỉ học và chuyển sang học trực tuyến. Ngành GD&ĐT tỉnh Yên Bái đã có phương án gì cho tình huống này chưa?
Ông Đào Anh Tuấn

Ông Đào Anh Tuấn

Thực hiện chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh Yên Bái, ngành GD&ĐT tỉnh Yên Bái đã có văn bản hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2021 - 2022. Đối với giáo dục trung học, khuyến khích tăng thời lượng dạy học trên 6 buổi/tuần, tranh thủ tối đa thời gian dịch bệnh an toàn để dạy học trực tiếp; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để tổ chức dạy trực tuyến khi dịch bệnh xảy ra.

Bạn đọc

Bạn Đức Duy:

Đối với học sinh lớp 1, khi tiếp cận chương trình học mới này phụ huynh cần làm gì đễ hỗ trợ con trong quá trình ôn tập ở nhà? Đối với việc thay đổi môi trường học nhiều khi dẫn đến căng thẳng giữa phụ huynh và học sinh trong quá trình cùng con học - cô có thể cho tôi vài lời khuyên?
Cô Đồng Thị Thanh Hải

Cô Đồng Thị Thanh Hải

Đối với các em học sinh lớp 1 khi mới tiếp cận chương trình học mới, phụ huynh cần chuẩn bị thật tốt về mặt tâm lý cho con em mình. Bên cạnh đó, đồng hành, học cùng con trong thời gian đầu. Đặc biệt, phụ huynh cần kiên trì không nôn nóng, không lấy ý muốn chủ quan của mình để áp đặt cho trẻ.

Đồng thời, phụ huynh không đặt kỳ vọng quá lớn, hãy tạo sự vui vẻ, hợp tác giữa bố, mẹ và con. Đặc biệt không so sánh con mình với con người khác. Ngoài ra trao đổi với giáo viên để có hướng ôn tập cho con học ở nhà.

Không những thế, phụ huynh học sinh cần chuẩn bị tâm lý vui vẻ, phấn khởi, tránh tạo áp lực khi con vào lớp 1. Bên cạnh đó, cho trẻ làm quen với môi trường học tập mới và giao lưu các anh chị. Đồng thời tương tác dần với sách, vở, đồ dùng học tập. Ngoài ra, phụ huynh học sinh nên nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa để hỗ trợ con trong học tập. Qua đó, thường xuyên trao đổi với giáo viên về phương pháp, hình thức để cùng con học ở nhà.

Bạn đọc

Bạn Duchanh81@...:

Năm học mới bắt đầu trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương. Điều này sẽ ảnh hưởng tới việc triển khai giáo dục Tiểu học nói chung, Chương trình, SGK mới ở lớp 1, lớp 2 nói riêng. Vậy theo ông, các địa phương và nhà trường cần lưu ý điều gì?
TS Thái Văn Tài

TS Thái Văn Tài

TS Thái Văn Tài: Đối với cấp Tiểu học các địa phương cần chú ý ưu tiên và tận dụng tối đa “thời gian vàng” để tổ chức dạy học trực tiếp cho HS.
TS Thái Văn Tài: Đối với cấp Tiểu học các địa phương cần chú ý ưu tiên và tận dụng tối đa “thời gian vàng” để tổ chức dạy học trực tiếp cho HS.

Đối với cấp Tiểu học các địa phương cần chú ý ưu tiên và tận dụng tối đa “thời gian vàng” để tổ chức dạy học trực tiếp cho HS các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc để hoàn thành chương trình đảm bảo chất lượng và phù hợp với độ tuổi.

Trường hợp dịch bệnh phức tạp, học sinh phải ở nhà thực hiện giãn cách thời gian dài, các nhà trường cần chủ động chuẩn bị các phương án, kịch bản cụ thể để tổ chức dạy học phù hợp với tình hình dịch bệnh và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục, điều kiện thực tế của người học, tùy vào từng đối tượng HS chủ động thực hiện các nội dung.

Với học sinh lớp 1: Cần chủ động phối hợp với cha mẹ triển khai tổ chức dạy học môn Tiếng Việt theo công nghệ truyền hình (đã được Bộ GD&ĐT kết hợp với VTV xây dựng) gồm 51 số giúp HS lớp 1 học âm và vần môn Tiếng Việt và môn Tiếng Anh 35 số để HS làm quen Tiếng Anh thông qua các phần mềm miễn phí, thông dụng hoặc các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo. Cần thực hiện phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học” phù hợp với đối tượng học sinh lớp 1.

Nếu phải tổ chức dạy học trực tuyến, cần chuẩn bị các điều kiện thực hiện phù hợp thực tế của nhà trường, kỹ năng của GV, khả năng tiếp thu, lĩnh hội và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của HS;

Khi thực hiện phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống phần mềm, học liệu dạy học trực tuyến và hướng dẫn sử dụng cho GV, phụ huynh và HS theo quy định. Cần đảm bảo cuối năm học HS đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình.

Với các lớp 2,3,4,5 cần chủ động chuẩn bị các phương án, kịch bản cụ thể để tổ chức dạy học phù hợp với tình hình dịch bệnh và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục và điều kiện thực tế của người học;

Sử dụng có hiệu quả kho học liệu sẵn có và tổ chức xây dựng kho học liệu điện tử phù hợp để sẵn sàng cho việc tổ chức dạy học bằng nhiều phương án phù hợp với từng đối tượng trong điều kiện dịch diễn biến phức tạp phải thực hiện giãn cách xã hội. Đảm bảo thực hiện theo phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học” của ngành Giáo dục;

          Các địa phương cần chủ động lên phương án chuẩn bị sẵn sàng các giải pháp dạy học qua truyền hình, dạy học trực tuyến phù hợp điều kiện thực tế của nhà trường, kỹ năng của GV, khả năng tiếp thu, lĩnh hội và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của HS;

          Tăng cường tổ chức dạy học trực tuyến, qua truyền hình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đảm bảo nguyên tắc phù hợp với đối tượng, đảm bảo yêu cầu cần đạt của CT GDPT và chất lượng theo quy định hiện hành.

          Trong đó, tăng cường áp dụng hình thức dạy học qua truyền hình với nguồn học liệu đã có từ năm học trước, quán triệt quan điểm phương thức dạy học trực tuyến mang tính bổ trợ giúp HS ôn tập, duy trì thói quen học tập; chỉ thực hiện thay thế khi có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng và ở một số môn học phù hợp đối với HS lớp 3 đến lớp 5…

Bạn đọc

Bạn yenha@gmai…:

Em được biết, giai đoạn dịch bệnh diễn biến căng thẳng, một số nơi ở Yên Bái đã sử dụng biện pháp đưa bài đến nhà học sinh (những vùng không có sóng điện thoại, không có điện hoặc có điện nhưng vùng có nhiều đồng bào nghèo không tự trang bị điện thoại, máy tính cho con học online), phương pháp này có đạt hiệu quả như mong muốn không thưa thầy?
Ông Đào Anh Tuấn

Ông Đào Anh Tuấn

Tất cả các trường học trên địa bàn Yên Bái thực hiện nghiêm việc đo thân nhiệt trước khi học sinh vào lớp
Tất cả các trường học trên địa bàn Yên Bái thực hiện nghiêm việc đo thân nhiệt trước khi học sinh vào lớp

 

Trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến căng thẳng, học sinh không thể đến trường học trực tiếp. Đối với những trường học ở vùng khó khăn, không có mạng Internet, không có sóng truyền hình, giáo viên các nhà trường đã phối hợp với các lực lượng hỗ trợ ở địa phương đưa bài đến nhà cho học sinh. Phương pháp này giúp học sinh được ôn tập, củng cố những kiến thức đã học, không bị gián đoạn việc học trong thời gian nghỉ học. Giúp các nhà trường duy trì sĩ số học sinh, đảm bảo chất lượng dạy học.

Bạn đọc

Bạn ngoctuyen@…:

Theo ông, kinh nghiệm rút ra sau năm đầu tiên thực hiện chương trình SGK mới là gì? Từ kinh nghiệm đó, chúng ta làm thế nào để năm học 2021 - 2022 khi áp dụng SGK lớp 2, lớp 6, giáo viên không bị bỡ ngỡ?
Ông Đào Anh Tuấn

Ông Đào Anh Tuấn

Qua 1 năm thực hiện chương trình, SGK mới, kinh nghiệm quan trọng được chúng tôi rút ra, đó là:

Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về quá trình đổi mới giáo dục phổ thông, tăng cường công tác truyền thông giúp xã hội, nhân dân hiểu và đồng thuận, đồng hành với ngành giáo dục trong quá trình triển khai chương trình, SGK mới.

Ngành GD&ĐT đã tham mưu cho Tỉnh xây dựng Đề án triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong đó có mục tiêu, lộ trình cụ thể, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tạo tiền đề dịch chuyển chất lượng dạy và học tiến theo sự đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Quan tâm đến các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, đặc biệt là điều kiện về đội ngũ. Các nhà giáo phải sẵn sàng đổi mới, hiểu về chương trình, sách giáo khoa mới, thực hiện đổi mới trong từng tiết học và hoạt động giáo dục. Muốn vậy, phải làm tốt công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên, liên tục với các hình thức phù hợp, hiệu quả.

Năm học này, chúng tôi tiếp tục quan tâm bồi dưỡng giáo viên, kiện toàn tổ giáo viên cốt cán để hỗ trợ đồng nghiệp tại chỗ, tăng cường sinh hoạt chuyên môn để trao đổi, thảo luận, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho giáo viên.

Bạn đọc

Bạn Luhai99@...:

Em thấy ở một số nơi, việc trang bị SGK cũng gặp không ít khó khăn bởi ở vùng sâu, vùng xa, kính tế chậm phát triển, việc gia đình nghèo, cận nghèo không thể mua sắm SGK cho con. Ở tỉnh ta, vấn đề này ra sao?
Ông Đào Anh Tuấn

Ông Đào Anh Tuấn

Ông Đỗ Đức Duy (áo trắng thứ 3 từ trái sang) - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái thăm và kiểm tra cơ sở vật chất trường học trước khai giảng năm học 2021-2022. Ảnh tư liệu
Ông Đỗ Đức Duy (áo trắng thứ 3 từ trái sang) - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái thăm và kiểm tra cơ sở vật chất trường học trước khai giảng năm học 2021-2022. Ảnh tư liệu

 

Đối với những học sinh thuộc vùng khó khăn, gia đình nghèo, Nhà nước có chính sách hỗ trợ theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP đó là được miễn học phí với học sinh có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo và học sinh khuyết tật; giảm 70% học phí đối với học sinh là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; giảm 50% học phí đối với học sinh có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo.

Đối với học sinh phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế, học sinh có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học tập với mức 100.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách, vở và các đồ dùng học tập khác (900.000 đồng/ năm học).

Như vậy, tuy Nhà nước không cấp sách giáo khoa nhưng hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho gia đình học sinh để tự mua sách vở, đồ dùng học tập cho con em.

Tại Yên Bái, bên cạnh việc thực hiện các chính sách chung nêu trên, ngành GD&ĐT đã phối hợp với Công đoàn ngành vận động các nhà giáo trong toàn ngành ủng hộ sách giáo khoa cho học sinh. Mỗi nhà giáo 1 bộ sách hoặc 100.000 đồng tiền mặt. Bên cạnh đó, phối hợp các nhà xuất bản tặng 1.000 bộ sách giáo khoa cho học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 6. Ngoài ra, các tổ chức xã hội, từ thiện, các nhà hảo tâm đã tặng sách giáo khoa cho 1 số trường khó khăn như: Púng Luông, Suối Bu, Mỏ Vàng, Đại Sơn,...

Bạn đọc

Bạn cuongleviet@...:

Xin ông cho biết, Bộ GD&ĐT đã có kế hoạch, phương án cụ thể gì để tiếp tục triển khai Chương trình, SGK mới ở năm học tới?
TS Thái Văn Tài

TS Thái Văn Tài

Trước hết, trong ban hành chính sách: Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ ngành TW và địa phương rà soát, đánh giá để tham mưu Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách nhằm đảm bảo lộ trình thực hiện Chương trình GDPT 2018 theo Nghị quyết 51, trong đó tập trung chuẩn bị về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và những điều kiện đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản theo thẩm quyền quy định:

Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tích cực rà soát đánh giá tham mưu Chính phủ ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản thuộc thẩm quyền Chính phủ; chủ động hoàn thiện hệ thống văn bản theo thẩm quyền tạo hành lang pháp lý triển khai hiệu quả Chương trình, SGK GDPT, trong đó đặc biệt chú trọng đến cơ chế, quy trình biên soạn, thẩm định và triển khai SGK theo Chương trình GDPT 2018 đảm bảo chất lượng, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân và phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội hiện nay.

Đặc biệt sẽ tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện Chương trình GDPT như:

          + Duy trì và củng cố các nhóm giải pháp

          Phối hợp với các Bộ ngành trung ương chỉ đạo địa phương tiếp tục tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng và thẩm quyền được Chính phủ giao nhiệm vụ tại Quyết định 404; tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả các nhóm giải pháp đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng đã được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho từng Bộ, ngành và địa phương tại Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện đổi mới Chương trình, SGK GDPT.

          + Thực hiện những giải pháp tăng cường

          Tiếp tục chỉ đạo thực hiện công tác bồi dưỡng GV và CBQL đảm bảo chất lượng, hiệu quả; hoàn thành việc xây dựng quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm, ban hành chuẩn chương trình đào tạo giáo viên các trình độ; thực hiện đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của trường sư phạm; chỉ đạo các trường sư phạm thực hiện đào tạo, bồi dưỡng GV đảm bảo yêu cầu về số lượng, cơ cấu, chất lượng theo lộ trình thực hiện.

          Tiếp tục hướng dẫn các địa phương rà soát, sắp xếp hợp lý mạng lưới cơ sở giáo dục; tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng CSVC hiện có, trên cơ sở đó: điều chỉnh, bố trí, sắp xếp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng; xác định nhu cầu xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo phòng học, bảo đảm đủ điều kiện thực hiện Chương trình GDPT 2018; đặc biệt chú trọng các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, khu đông dân cư, các khu công nghiệp; lập kế hoạch chi tiết cụ thể, tổ chức thực hiện tăng cường cơ sở vật chất, trường, lớp học đáp ứng điều kiện tối thiểu để thực hiện Chương trình GDPT 2018 theo lộ trình quy định tại Nghị quyết 51 của Quốc hội.

          Tiếp tục quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó tập trung vào giáo dục phổ thông; đẩy mạnh công tác truyền thông giúp xã hội, nhân dân hiểu và đồng thuận, đồng hành với Ngành trong quá trình triển khai CT, SGK mới.

          Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hoá SGK, mở rộng về số lượng đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn, xuất bản SGK và nâng cao chất lượng SGK phục vụ tốt nhất cho các đối tượng sử dụng.

         Tạo cơ chế cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và mở rộng đối tượng được hưởng ưu đãi, trợ cấp hoặc miễn phí sử dụng SGK, tài liệu học tập, đặc biệt đối với các em học sinh tiểu học nhằm hiện thực hoá quy định tại Luật Giáo dục 2019 về việc thực hiện giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc.

Bạn đọc

Bạn Hải Hà – Đắk Lắk:

Xin cô cho biết việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cùng với sự nỗ lực của cán bộ, giáo viên có vai trò như thế nào trong quá trình thực hiện chương trình mới?
Cô Đồng Thị Thanh Hải

Cô Đồng Thị Thanh Hải

Theo tôi dù là phương pháp truyền thống hay đổi mới, việc hiểu sâu kiến thức, nắm chắc kỹ năng của đội ngũ giáo viên trực tiếp đứng lớp luôn nắm giữ vai trò chủ đạo, quyết định thành bại của quá trình dạy học.

Hiện nay chúng ta đang thực hiện Chương trình GDPT 2018 và SGK mới cũng đặt ra yêu cầu cao và đòi hỏi đổi mới đối với các giáo viên và cả đội ngũ cán bộ quản lý.  Để thực hiện tốt nhiệm vụ, các giáo viên trực tiếp đứng lớp cần được bồi dưỡng, nắm chắc, hiểu sâu về nội dung chương trình, làm chủ các kỹ năng dạy học để truyền đạt kiến thức cho học trò một cách hiệu quả.

Để giảng dạy Chương trình GDPT 2018 một cách hiệu quả nhất, theo tôi mỗi GV cần phải chú trọng trau dồi năng lực cũng như kỹ năng sư phạm để phù hợp với từng môn học. Dù chương trình mới hay cũ thì vẫn đòi hỏi GV phải thường xuyên được bồi dưỡng và rèn luyện.

Đặc biệt, đối với Chương trình GDPT 2018, GV cần chú trọng bồi dưỡng rất nhiều về năng lực ứng dụng CNTT, sử dụng các phần mềm và học liệu điện tử một cách linh hoạt để có kỹ năng tổ chức tốt các hoạt động học cho HS. Qua đó, triển khai các tiết học nhẹ nhàng nhưng phát huy được năng lực, phẩm chất của tất cả học sinh trong lớp.

Ngoài ra, việc bồi dưỡng thường xuyên theo modul của Bộ GD&ĐT cũng rất được giáo viên chú trọng, BGH nhà trường thường xuyên khuyến khích, đôn đốc thực hiện đúng thời gian quy định. Bên cạnh khích lệ, khuyến khích các thầy cô tự học, tự bồi dưỡng, nhà trường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp trường về nâng cao năng lực giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho học sinh thông qua việc thực hiện chuyên đề trực tuyến hoặc trực tiếp.

Cùng đó, đổi mới, tổ chức tốt sinh hoạt chuyên môn, tăng cường sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Chú trọng tổ chức tốt sinh hoạt chuyên môn cấp cụm để giáo viên được trao đổi, thảo luận và kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc.

Tôi nghĩ rằng nếu không có sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của các cấp và sự nỗ lực của thầy cô thì việc thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1 khó thành công.

Bạn đọc

Bạn lotuan@gmail…:

Yên Bái là tỉnh vùng cao còn nhiều khó khăn, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Vậy khi áp dụng chương trình học mới, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh đã gặp phải những khó khăn gì, thưa ông?
Ông Đào Anh Tuấn

Ông Đào Anh Tuấn

Khó khăn lớn nhất là khả năng giao tiếp tiếng Việt, nhận diện chữ cái, chữ số đối với trẻ khi mới vào lớp 1, nhất là trong điều kiện năm 2020 bị ảnh hưởng dịch bệnh. Ở thời điểm đó, trẻ mầm non 5 tuổi phải nghỉ học nhiều, lại không có thời gian đến trường trong hè để làm quen và tăng cường Tiếng Việt trước khi vào lớp 1. Vì vậy, thời gian đầu năm học, giáo viên lớp 1 rất vất vả, nhất là giáo viên vùng cao có đông học sinh dân tộc thiểu số.

Một khó khăn nữa là các trường không có đủ thiết bị điện tử cho tất cả các lớp để khai thác tối đa sách điện tử của Nhà xuất bản và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Trong công tác bồi dưỡng giáo viên, tỉnh Yên Bái được phân bổ số lượng giáo viên cốt cán quá ít nên mỗi giáo viên cốt cán phải hỗ trợ đồng nghiệp nhiều trong khi không có người để bố trí giảm tiết dạy, ảnh hưởng đến cường độ làm việc của giáo viên.

Giáo viên hỗ trợ học sinh vùng khó. Ảnh tư liệu
Giáo viên hỗ trợ học sinh vùng khó. Ảnh tư liệu

 

Bạn đọc

Bạn Binhminh@...:

Trong quá trình triển khai chương trình, SGK lớp 1, nhà trường đã gặp những thuận lợi và khó khăn gì?
Cô Đồng Thị Thanh Hải

Cô Đồng Thị Thanh Hải

Trong quá trình triển khai chương trình, SGK lớp 1, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai, Phòng GD&ĐT TP Pleiku và chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, đội ngũ CBQL, GV các trường đã được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng về thực hiện Chương trình GDPT 2018 và sử dụng SGK nên vững vàng trong việc thực hiện chương trình mới. Qua đó, tích cực, chủ động và có nhiều đổi mới sáng tạo, ứng dụng CNTT vào dạy học một cách linh hoạt. Đồng thời, Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh quan tâm và ủng hộ việc thực hiện chương trình GDPT 2018.

Cơ sở vật chất của nhà trường cũng tương đối đầy đủ phục vụ cơ bản cho việc dạy học lớp 1 theo chương trình GDPT 2018. Đồng thời, đơn vị cũng chủ động xây dựng kế hoạch dạy học, sắp xếp thời khóa biểu đối với các môn học ở lớp 1 và thực hiện chương trình các môn học theo đúng kế hoạch thời gian năm học. Giáo viên đã xây dựng được kế hoạch bài dạy theo yêu cầu của chương trình và SGK mới. Một số giáo viên đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội. Thiết bị dạy học và SGK được cung cấp đầy đủ, đảm bảo chất lượng.

Bên cạnh những thuận lợi thì nhà trường cũng gặp khó khăn như một số học sinh dân tộc thiểu số lớp 1 hạn chế về Tiếng Việt. Trong đó nhiều em chưa hiểu rõ câu lệnh của giáo viên, chưa hình thành được nề nếp học tập trong các giờ học. Học sinh phát âm chưa chính xác, viết chậm, chưa đúng mẫu chữ. Bên cạnh đó, một vài gia đình học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên công tác phối hợp để giáo dục học sinh còn gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, hoạt động hướng dẫn học sinh viết bằng phấn trên bảng con, viết trên vở bằng bút chì đều quá thời gian do số lượng chữ viết trong sách giáo khoa bao gồm cả “âm mới, tiếng mới, từ mới”. Nội dung giảng dạy hoạt động trải nghiệm dạy học lồng ghép nội dung an ninh quốc phòng, lồng ghép nội dung tài liệu giáo dục địa phương,.. đối với lớp 1 chưa có hướng dẫn cụ thể, chi tiết nên việc thực hiện còn khó khăn.

Giao lưu trực tuyến “Một năm thực hiện Chương trình SGK lớp 1 mới: Tiền đề vững chắc cho năm học mới” ảnh 82

 

Bạn đọc

Bạn tuanngoc...@gmail.com:

Sau 1 năm dạy học theo chương trình, sách giáo khoa (SGK) lớp 1, kết quả nổi bật ngành giáo dục Yên Bái đã đạt được là gì, thưa thầy?
Ông Đào Anh Tuấn

Ông Đào Anh Tuấn

Mặc dù trong điều kiện là tỉnh nghèo, còn nhiều khó khăn nhưng Yên Bái đã có nhiều giải pháp để triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới. Điểm nổi bật của Yên Bái là đã xây dựng được Đề án, được HĐND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện cho cả giai đoạn. Trong đó, 100% giáo viên, cán bộ quản lý được cấp tài khoản để bồi dưỡng trực tuyến trên LMS, đảm bảo đúng yêu cầu về chất lượng và tiến độ. 100% giáo viên, cán bộ quản lý được tập huấn về sách giáo khoa các môn học, trong đó có cả tập huấn trực tuyến và trực tiếp. Chúng tôi đặc biệt ưu tiên giáo viên lớp 1. Họ được cấp tài khoản LMS sớm hơn, được tập huấn trực tiếp về sách giáo khoa và thường xuyên được hỗ trợ chuyên môn thông qua đội ngũ cốt cán.

Cơ sở vật chất cũng được quan tâm đầu tư. Các trường cơ bản đã bố trí phòng học và sử dụng các trang thiết bị hiện đại đảm bảo nhất cho lớp 1. Vì vậy 100% lớp 1 được học 2 buổi/ngày. Các lớp học đã được đầu tư thiết bị đảm bảo theo danh mục tối thiểu. Học sinh vùng khó khăn được trang bị bộ thiết bị thực hành môn Toán, Tiếng Việt để phục vụ học tập.

Công tác tổ chức lựa chọn sách giáo khoa được thực hiện theo đúng hướng dẫn, đảm bảo công khai, minh bạch.

Việc biên soạn, thẩm định và xuất bản tài liệu giáo dục địa phương đảm bảo tiến độ, chất lượng và đúng quy định của pháp luật. Yên Bái là 1 trong số ít tỉnh đã hoàn thành tài liệu và đưa vào giảng dạy từ đầu năm học 2020-2021.

Về chất lượng học sinh: kĩ năng đọc, viết của học sinh tốt hơn so với cùng kỳ năm học trước, có thể kể đến, đó là: về tốc độ đọc, khả năng đọc trơn đoạn văn,.... Học sinh được phát triển các năng lực, phẩm chất thông qua việc học tập và tham gia các hoạt động giáo dục. Đánh giá kết quả cuối năm học: học sinh được đánh giá xếp loại từ hoàn thành trở lên 97,3% (tăng 0,1% so với năm học trước); xếp loại chưa hoàn thành 2,7% (giảm 0,1 so với năm học trước).

Bạn đọc

Bạn Bình Anh – Hà Nội:

Ông đánh giá ra sao vai trò của phụ huynh, gia đình trong việc đồng hành cùng ngành giáo dục, nhà trường triển khai CT, SGK mới?
TS Thái Văn Tài

TS Thái Văn Tài

Năm học vừa qua vô cùng đặc biệt bởi Ngành GD&ĐT có quá trình chuẩn bị từ năm 2013 khi Nghị quyết 29 được ban hành với tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện; Nghị quyết 88 của Quốc hội; Chương trình đề án 404 của Chính phủ; Chương trình GDPT tổng thể và môn học do Bộ GD&ĐT ban hành.

Mặt khác, qua thời gian dài chuẩn bị của địa phương có sự tăng cường chỉ đạo của Chính phủ; các đề án được ban hành tăng cường cơ sở vật chất và đội ngũ GV… - tất cả đã sẵn sàng tâm thế triển khai lớp 1 thì dịch bệnh diễn ra đúng vào thời gian đầu triển khai năm học.

Điều đó làm cho tất cả các khâu chuẩn bị đều nằm ngoài kịch bản chuẩn bị từ phía địa phương, nhà trường và ngay cả phía gia đình HS. Dẫn tới việc triển khai năm học trong bối cảnh khó khăn nhiều hơn thuận lợi.

Như vậy nếu không có sự đồng hành của cha mẹ HS trong việc hướng dẫn con, củng cố thêm những hoạt động giáo dục ở nhà, đồng hành với nhà trường trong việc triển khai hoạt động giáo dục; hỗ trợ GV, động viên GV kịp thời vượt qua khó khăn ban đầu khi có ý kiến phản biện, so sánh chương trình cũ và mới… - thì rất khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ năm học.

Và ngay cả khi dịch bệnh được kiểm soát, HS trở lại học tập bình thường thì CT GDPT 2018  cũng là chương trình mở, ở trường HS sẽ học nội dung cốt lõi, kĩ năng căn bản. Còn để phát triển năng lực HS thì GV hướng dẫn những hoạt động ở nhà để tăng cường trải nghiệm kiến thức đã học.

Do đó nếu gia đình, bố mẹ không vào cuộc, triển khai chương trình trong điều kiện bình thường thì những năng lực, phẩm chất, yêu cầu cần đạt của chương trình sẽ rất hạn chế đối với HS. Như vậy vai trò, sự đồng hành của phụ huynh, gia đình là rất cần thiết, ý nghĩa.  

Bạn đọc

Bạn levanhung@...:

Theo ông những kinh nghiệm nào trong việc triển khai CT, SGK mới lớp 1 sẽ được phát huy, vận dụng ở những năm học tiếp theo?
TS Thái Văn Tài

TS Thái Văn Tài

Một số kinh nghiệm sau 1 năm triển khai có thể rút ra là:

Cần tiếp tục quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về quá trình đổi mới GDPT, tăng cường công tác truyền thông giúp xã hội, nhân dân hiểu và đồng thuận, đồng hành với Ngành trong quá trình triển khai CT, SGK mới.

Tiếp tục tham mưu Chính phủ, Quốc hội ban hành các cơ chế chính sách phù hợp để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tạo tiền đề dịch chuyển chất lượng dạy và học tiến theo sự đổi mới CT, SGK GDPT.

Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn địa phương thực hiện hiệu quả việc quy hoạch mạng lưới trường, lớp, quy mô học sinh để tạo điều kiện thuận lợi nhất, công bằng nhất cho các đối tượng người học được thụ hưởng nền giáo dục tốt nhất, toàn diện nhất.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật với quy trình chặt chẽ, nhưng tinh gọn, hiệu quả để tổ chức thực hiện, hoàn thiện sản phẩm CT, SGK, tài liệu giáo dục địa phương đạt chất lượng cao nhất và dễ tiếp cận với mọi đối tượng người học, phục vụ hiệu quả quá trình dạy học trên toàn quốc.

Mở rộng đối tượng được hưởng ưu đãi, trợ cấp hoặc miễn phí sử dụng SGK, tài liệu học tập, đặc biệt đối với các em học sinh tiểu học, nhằm hiện thực hoá quy định tại Luật Giáo dục 2019 về việc thực hiện giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc.

Cuối năm học 2020-2021, chất lượng HS lớp 1 đảm bảo theo chuẩn đầu ra, yêu cầu cần đạt của Chương trình SGK GDPT 2018. Ảnh chụp trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.
Cuối năm học 2020-2021, chất lượng HS lớp 1 đảm bảo theo chuẩn đầu ra, yêu cầu cần đạt của Chương trình SGK GDPT 2018. Ảnh chụp trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.

 

Bạn đọc

Bạn Mỹ Hạnh – Hà Giang:

Theo cô, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đóng vai trò như thế nào trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, SGK mới?
Cô Đồng Thị Thanh Hải

Cô Đồng Thị Thanh Hải

Trong quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đóng vai trò hết sức quan trọng.

Cụ thể, tiêu chuẩn và định mức về cơ sở vật chất đối với trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng để xây dựng nhà trường theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa cơ sở vật chất. Căn cứ vào mục tiêu của giáo dục phổ thông, xuất phát từ yêu cầu đổi mới về nội dung, chương trình, phương pháp và phương tiện giáo dục nên việc đầu tư cơ sở vật chất nhà trường là cần thiết.

Học sinh Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai
Học sinh Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai

 

Còn về trang thiết bị dạy học là công cụ lao động của giáo viên, cũng là phương tiện giúp học sinh dễ hiểu các khái niệm, để lĩnh hội kiến thức, giúp học sinh hình thành những kỹ năng thói quen cần thiết, bước đầu luyện tập thực hành, lao động, ứng dụng trong đời sống. Trang thiết bị dạy học đầy đủ, hiện đại giúp cho giáo viên có điều kiện tốt để truyền đạt kiến thức đến học sinh nhanh, gọn, hiệu quả.

Thực hiện tốt chương trình, SGK theo chương trình GDPT 2018 thì cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu và góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục.

Bạn đọc

Bạn Trinhhang9@...:

Triển khai trong bối cảnh đại dịch Covid-19, bên cạnh kết quả quan trọng, chắc hẳn vẫn còn những tồn tại, khó khăn cần tháo gỡ trong thời gian tới? Xin ông cho biết rõ hơn về vấn đề này.
TS Thái Văn Tài

TS Thái Văn Tài

Một số tồn tại chủ yếu như:

Việc biên soạn SGK theo chương trình mới còn gặp nhiều hạn chế từ khâu thiết kế đến khâu tổ chức thực hiện, đặc biệt việc lựa chọn, sử dụng SGK ở các địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc in ấn, phát hành.

Tài liệu  giáo dục địa phương do UBND cấp tỉnh tổ chức biên soạn, thẩm định còn chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ và chất lượng; việc quy định Bộ GD&ĐT phê duyệt tài liệu do địa phương biên soạn, thẩm định gặp khó khăn trong việc tổ chức thực hiện.

Chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL không đồng đều, đặc biệt là ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; còn khoảng cách lớn so với các vùng thuận lợi. Số lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL còn thừa thiếu cục bộ; đồng thời còn thiếu so với quy định, đặc biệt là cấp tiểu học. Đội ngũ GV còn chưa đồng bộ về cơ cấu, nhất là đối với cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, đặc biệt trong bối cảnh triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 có một số môn học mới.

Điều kiện bảo đảm về cơ sở vật chất tại các cơ sở GDPT thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, đặc biệt là cấp tiểu học, vẫn còn nhiều khó khăn. Đây là hạn chế rất lớn trong việc triển khai Chương trình GDPT 2018 của các địa phương.

Trong dư luận xã hội vẫn còn một bộ phận đưa ra một số ý kiến chưa thực sự tin tưởng vào quá trình đổi mới CT, SGK GDPT.

Bạn đọc

Bạn Trần Minh Anh – Điện Biên:

Với những thuận lợi và khó khăn đã trải qua sau một năm thực hiện chương trình, SGK lớp 1, xin ông cho biết, Yên Bái đã chuẩn bị như thế nào về vấn đề bồi dưỡng đội ngũ cho năm học mới?
Ông Đào Anh Tuấn

Ông Đào Anh Tuấn

Ông Đào Anh Tuấn - Phó GĐ Sở GD&ĐT Yên Bái, tỉnh Yên Bái
Ông Đào Anh Tuấn - Phó GĐ Sở GD&ĐT Yên Bái, tỉnh Yên Bái

Công tác tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn được Yên Bái tiến hành từ rất sớm (năm 2019). Các hình thức bồi dưỡng phong phú như: trực tuyến, trực tiếp, tổ chức chuyên đề, dự giờ thăm lớp, sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học,… Qua đó, giúp giáo viên hiểu và thực hiện tốt về chương trình, sách giáo khoa, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và sử dụng thiết bị,…

Đến thời điểm này, 100% cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông tham gia, thông qua hệ thống học tập trực tuyến LMS và đã hoàn thành mô đun 1,2,3. Bên cạnh đó, 100% giáo viên tham gia giảng dạy lớp 1, lớp 2, lớp 6 đã được tập huấn về sách giáo khoa và hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục, sẵn sàng thực hiện trong năm học mới.

Bạn đọc

Bạn Truonghoa@...:

Sau 1 năm thực hiện chương trình, SGK lớp 1, địa phương rút ra những bài học kinh nghiệm gì về công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo yêu cầu của Chương trình mới, thưa ông?
Ông Đào Anh Tuấn

Ông Đào Anh Tuấn

Chúng tôi đã chỉ đạo phòng GD&ĐT các huyện, thành phố sử dụng tối đa cơ sở vật chất, thiết bị đã có. Trên cơ sở đó, tổ chức rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trường để xây dựng nhu cầu đầu tư tiết kiệm, hiệu quả. Các phòng cũng thành lập tổ xác định danh mục thiết bị đầu tư cấp thiết đảm bảo theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.

Bên cạnh đó, Sở đã tích cực tham mưu với UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí thực hiện chương trình, phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố để lồng ghép các nguồn lực đầu tư đảm bảo thực hiện chương trình.

Bạn đọc

Bạn truonghalinh@...:

Theo ông, với kết quả bước đầu đạt được sẽ mang lại những tiền đề, thuận lợi gì cho các địa phương, nhà trường trong năm học tiếp theo khi triển khai CT, SGK lớp 1, 2 trong năm học mới?
TS Thái Văn Tài

TS Thái Văn Tài

Theo tôi, kết quả đạt được đó là tinh thần đổi mới theo cách tiếp cận và hướng tới hình thành năng lực HS sau 1 năm triển khai. Đồng thời đã củng cố thêm sự đồng thuận, cố gắng của các cấp chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ.

Đối với GV đã tự tin hơn trong việc thực hiện đổi mới giáo dục và ngày càng làm chủ chương trình, phương pháp; biết được quyền và trách nhiệm của mình trong quá trình triển khai Chương trình GDPT 2018...

Tin rằng những thành quả bước đầu sẽ giúp cho ngành GD&ĐT có thêm kinh nghiệm bổ sung vào các giải pháp chỉ đạo. Về phía các cơ sở giáo dục có sự đồng thuận lớn hơn từ nhiều lực lượng xã hội đối với nhà trường, GV để tiếp tục triển khai chương trình lớp 2, lớp 6 trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19.

Bạn đọc

Bạn Tranganh125@...:

Sau 1 năm thực hiện chương trình, SGK lớp 1, nhà trường đã đúc kết và rút ra được những bài học kinh nghiệm gì để làm tiền đề triển khai chương trình SGK mới đối với lớp 2?
Cô Đồng Thị Thanh Hải

Cô Đồng Thị Thanh Hải

Thời gian đầu triển khai thực hiện chương trình, SGK mới sẽ không tránh khỏi những khó khăn. Đặc biệt, năm học 2020-2021 dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên học sinh phải nghỉ học thời gian dài, các em mẫu giáo 5 tuổi lên Tiểu học chưa thuộc chữ cái, chữ số. Bên cạnh đó, tâm lý phụ huynh lo lắng về chương trình đổi mới.

Song được sự chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời của Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai, Phòng GD&ĐT thành phố Pleiku, nhà trường đã tích cực tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong phụ huynh. Đồng thời, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp giảng dạy được tham gia tập huấn, ban giám hiệu nhà trường cùng tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức họp, sinh hoạt, đánh giá, rút kinh nghiệm để điều chỉnh kế hoạch giảng dạy sao cho phù hợp, hiệu quả hơn.

Qua đó, nhà trường xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục lớp 1 đúng, đủ theo chương trình, số tiết mỗi môn học do Bộ GD&ĐT ban hành và phù hợp với điều kiện dạy học của nhà trường. Giáo viên dạy lớp 1 đã bước đầu áp dụng được các phương pháp, kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Để chương trình, SGK lớp 2 cũng được triển khai hiệu quả, nhà trường tiếp tục tuyên truyền, quán triệt sâu sắc chủ trương đổi mới Chương trình GDPT đến từng cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh. Bên cạnh đó, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục; sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên để thực hiện chương trình theo kế hoạch.

Trong năm học 2021-2022, nhà trường tiếp tục thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1, lớp 2 và sử dụng bộ SGK Cánh Diều. Bên cạnh đó, nhà trường tiếp tục thực hiện kế hoạch dạy học theo hướng mở và thời khóa biểu phù hợp. Ngoài ra, đổi mới kiểm tra phương pháp, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Chú trọng đổi mới mục tiêu, nội dung và hình thức sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn theo hoạt động nghiên cứu bài học. Đồng thời trao đổi, thảo luận, hướng dẫn tháo gỡ những khó khăn cho nhà trường, giáo viên, cũng như phát huy, nhân rộng các hình thức dạy học hiệu quả.

Đặc biệt, cán bộ quản lý và giáo viên tiếp tục nâng cao tinh thần chủ động, sáng tạo, tự học tự bồi dưỡng, chủ động xây dựng kế hoạch cá nhân. Ngoài ra, thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh theo đúng các văn bản quy định. Đồng thời, tăng cường dự giờ, thăm lớp, hỗ trợ thường xuyên giáo viên trong quá trình triển khai thực hiện chương trình. Tích cực trong công tác truyền thông để phụ huynh học sinh hiểu rõ hơn về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nói riêng và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo nói chung.

Bạn đọc

Bạn Minhuong@...:

Thưa ông, năm học 2020 – 2021 là năm đầu tiên giáo dục Tiểu học triển khai đổi mới CT, SGK ở lớp 1. Ông có thể cho biết những kết quả cơ bản đã đạt được sau 1 năm?
TS Thái Văn Tài

TS Thái Văn Tài

TS Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học, Bộ GD&ĐT
TS Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học, Bộ GD&ĐT

Một số kết quả cơ bản đó là:

Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật quy định về triển khai thực hiện chương trình, Bộ GD&ĐT đã ban hành các văn bản hướng dẫn về chuyên môn để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình SGK GDPT 2018 với lớp 1.

Các nhà trường đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, GV trong việc thực hiện Chương trình, SGK GDPT đối với cấp tiểu học, đặc biệt đối với lớp 1;

Khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động giáo dục của nhà trường; đảm bảo tính dân chủ, công khai, thống nhất giữa các tổ chức trong nhà trường; phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ HS và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.

100% trường tiểu học ưu tiên thực hiện đảm bảo tỉ lệ 1 phòng học/lớp, cơ sở vật chất, sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học đối với học sinh lớp 1; đảm bảo tỉ lệ giáo viên/lớp và cơ cấu GV để thực hiện dạy học các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học tự chọn  theo quy định của Chương trình GDPT 2018.

100% HS lớp 1 được học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút; kế hoạch giáo dục đảm bảo phân bổ hợp lí giữa các nội dung giáo dục, giúp HS hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình;

Tạo điều kiện cho HS được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học; thời khóa biểu đã được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo tỉ lệ hợp lý giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lí về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học.

Tổng hợp kết quả từ các địa phương về kết quả đánh giá cuối năm học 2020-2021 cũng cho thấy tất cả các trường tiểu học đã hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch, chất lượng học sinh lớp 1 đảm bảo theo chuẩn đầu ra, yêu cầu cần đạt của chương trình. Thậm chí, một số mặt nổi trội hơn so với chương trình hiện hành;

HS mạnh dạn tự tin hơn, dám thể hiện quan điểm của mình, biết nêu quan điểm qua tiết học, cơ bản đã đọc thông viết thạo ngay trong học kỳ 1 và được củng cố tăng cường bền vững ở học kỳ 2...

Bạn đọc

Bạn Hoamai@...:

Thưa cô Hải, năm học 2020-2021 là năm đầu tiên thực hiện chương trình SGK mới đối với lớp 1. Vậy sau khi kết thúc năm học nhà trường đã hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và năng lực cốt lõi nào? So với những lứa học sinh trước, kết quả có những khác biệt đáng kể nào?
Cô Đồng Thị Thanh Hải

Cô Đồng Thị Thanh Hải

Cô Đồng Thị Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai
Cô Đồng Thị Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai

Năm học 2020-2021 là năm thực hiện chương trình, SGK theo Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1. Trong thời gian giảng dạy giáo viên đã đánh giá quá trình, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh qua biểu hiện cụ thể với các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình GDPT cấp tiểu học. Sau khi kết thúc năm học, nhà trường cơ bản đã hình thành và phát triển cho các em 5 phẩm chất chủ yếu và 8/10 năng lực cốt lõi đối với yêu cầu cần đạt của học sinh lớp 1.

Cụ thể, những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Bên cạnh đó là những năng lực cốt lõi, như: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mĩ, thể chất.

Học sinh lớp 1 năm học 2020-2021 so với những năm trước được giáo viên trong tổ chuyên môn khối 1, giáo viên trong trường và trường bạn đánh giá tự tin, tự chủ hơn trong giao tiếp. Chất lượng học tập của học sinh thay đổi tích cực, nhất là ở môn Tiếng Việt, kỹ năng đọc, viết của học sinh được vững vàng hơn (cả về tốc độ và đúng ngữ âm, chính tả), việc tính toán của học sinh cũng chắc chắn hơn.

Bên cạnh đó, phẩm chất và năng lực của học sinh cũng được hình thành và phát triển tốt hơn. Qua đó, tạo cơ hội, điều kiện giúp các em phát triển thông qua nhiều hoạt động học tập, giáo dục, trải nghiệm mang tính chất kết nối, liên hệ với thực tiễn, đời sống.

Đến thời điểm này, nhà trường thực hiện chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1 cơ bản thành công và được phụ huynh đánh giá cao về chất lượng học tập của con em mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ