Thách thức đảm bảo chất lượng trong giảng dạy tiếng Nhật

GD&TĐ - Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 3 “Nghiên cứu, giảng dạy ngôn ngữ Nhật và Nhật bản học trong xu thế hội nhập, phát triển” do Trường ĐH Hà Nội tổ chức hôm nay (17/10).

Bà Nguyễn Thị Cúc Phương – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội - tặng quà lưu niệm cho đại biểu, chuyên gia tại hội thảo
Bà Nguyễn Thị Cúc Phương – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội - tặng quà lưu niệm cho đại biểu, chuyên gia tại hội thảo

Ông Ando Toshiki - Giám đốc Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản – cho biết: Theo kết quả điều tra của Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản vào năm 2015, trên thế giới có 137 quốc gia và vùng lãnh thổ đang thực hiện giảng dạy tiếng Nhật với số lượng các cơ sở đào tạo tiếng Nhật là 16.179, số người học tiếng Nhật là trên 3,6 triệu người. Riêng tại Việt Nam có 219 cơ sở giảng dạy và gần 65 nghìn người học tiếng Nhật. Thời điểm hiện tại, cơ sở dạy học và số người học tiếng Nhật gia tăng.

Nhìn vào số lượng người học, Việt Nam đứng thứ 8 trên thế giới và thứ 3 khu vực Đông Nam Á về số lượng người học tiếng Nhật. Tại kỳ thi năng lực tiếng Nhật năm 2017, Việt Nam có trên 72 nghìn người tham gia thi, đứng thứ 3 trên thế giới và đứng đầu Đông Nam Á về số lượng người thi.

Ông Ando Toshiki phát biểu tại hội thảo
Ông Ando Toshiki phát biểu tại hội thảo

Ông Ando Toshiki cho rằng, số lượng người học tiếng Nhật tăng kéo theo thách thức về việc đảm bảo chất lượng.

“Tôi nghĩ rằng, các cơ sở đào tạo tiếng Nhật với trọng tâm là các trường ĐH, đặc biệt là trường ĐH tại Việt Nam có một số quan điểm về chất lượng và nội dung giảng dạy tiếng Nhật. Tuy nhiên, một trong những quan điểm rất quan trọng theo tôi là “giảng dạy tiếng Nhật trong đào tạo nguồn nhân lực”.

Hiện nay, có lẽ chúng ta cũng ý thức được vấn đề này mạnh mẽ hơn trước đây, rằng thông qua giảng dạy ngôn ngữ học, giảng dạy tiếng Nhật, việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới sẽ phải vượt lên trên việc chỉ dạy từ vựng và ngữ pháp” - ông Ando Toshiki cho hay.

Xét từ vai trò của các trường ĐH Việt Nam, ông Ando Toshiki cho rằng có 2 vấn đề chính trong đào tạo nguồn nhân lực: Đào tạo nhân lực đáp ứng được yêu cầu xã hội thực tế như thương mại và đào tạo nhân lực có thể đảm đương nhiệm vụ nghiên cứu nhiều lĩnh vực như tiếng Nhật, giảng dạy tiếng Nhật, xã hội Nhật Bản, văn hóa…

Đồng thời, với cơ sở giảng dạy tiếng Nhật bậc ĐH, CĐ, việc đào tạo nhân lực tập trung vào học thuật và nghiên cứu cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhiều trường ĐH Việt Nam, trong đó có Trường ĐH Hà Nội đã và đang nỗ lực triển khai các nội dung và tiêu chuẩn nghiên cứu mang tính quốc tế.

Bà Ai Chumam - Bí thư thứ 2 Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam - phát biểu tại hội thảo
Bà Ai Chumam - Bí thư thứ 2 Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam - phát biểu tại hội thảo

Chia sẻ tại hội thảo, bà Ai Chumam - Bí thư thứ 2 Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam – cho biết: Tăng cường công tác giảng dạy tiếng Nhật và nghiên cứu Nhật Bản luôn là một trong những nội dung ưu tiên được đặt ra giữa 2 nước.

Ngày 18/10 vừa rồi, tại hội đàm cấp cao Việt – Nhật giữa Thủ tướng Shinzo ABE và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hai bên đã nhất trí tăng cường công tác giáo dục tiếng Nhật, trong đó có bao gồm nội dung bồi dưỡng, đào tạo giáo viên tiếng Nhật.

Theo điều tra của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản, năm 2015 đã có 46 trường ĐH của Nhật Bản đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam – nhiều thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, sau Thái Lan. Từ năm nay, danh sách các chương trình được tiến hành giữa các trường ĐH Nhật Bản và Việt Nam sẽ được đăng tải trên trang web của Đại sứ quán Nhật Bản.

Theo bà Nguyễn Thị Cúc Phương – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội: Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 3 “Nghiên cứu, giảng dạy ngôn ngữ Nhật và Nhật bản học trong xu thế hội nhập, phát triển” diễn ra trong bối cảnh 2 nước Nhật Bản, Việt Nam kỉ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao.

45 năm cũng là mốc đánh dấu Trường ĐH Hà Nội bắt đầu giảng dạy tiếng Nhật; sau đó, thành lập khoa tiếng Nhật vào năm 1993. Hội thảo nhận được 58 báo cáo nghiên cứu của 64 nhà nghiên cứu, giảng viên, giám đốc doanh nghiệp đến từ Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonexia và Australia.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.