Hoàn thành chấm thi trắc nghiệm tại Thanh Hóa

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Theo ông Tớp, tổng kết quá trình chấm thi với hơn 102 nghìn bài thi trắc nghiệm, có 99,37% thí sinh đã ghi đúng và tô đúng số báo danh, mã đề thi. Chỉ có 639 tô sai, chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,63%. Việc sửa sai số báo danh và mã đề thi được thực hiện rất nhanh.

Thông tin về một bài thi thí sinh để trắng, ông Trần Văn Tớp cho biết: Trường hợp này được phát hiện bởi cán bộ coi thi trong buổi thi Khoa học tự nhiên (không phải phát hiện trong quá trình chấm thi như có báo đưa tin). Thí sinh này chỉ ghi họ tên, không ghi số báo danh, không ghi mã đề, không tô đáp án. Giám thị coi thi nhắc nhưng thí sinh cũng không làm bài. Do đó, điểm thi đã lập biên bản, gọi là biên bản bất thường.

Chia sẻ về quá trình chấm thi, ông Trần Văn Tớp cho biết, phần công việc “nặng” nhất là quét bài thi. Công đoạn này dự kiến mất khoảng 5-6 ngày, nhưng khi triển khai rất thuận lợi nên đã hoàn thành trong chỉ 4,5 ngày. Cán bộ phụ trách đều là người có chuyên môn, kinh nghiệm. Tuy nhiên, công đoạn sửa bài khá mất công.

“Có người hỏi tôi là làm sao để đảm bảo quyền lợi thí sinh do tô đáp án mờ, hoặc tẩy đáp án cũ không sạch làm cho phần mềm có thể coi tô đúp. Rất may, phần mềm chấm trắc nghiệm cảnh báo được và khuyến cáo cần mở phần bài làm, phóng to và soi kỹ. Nếu đúng là các em tô mờ hoặc tẩy chưa kỹ thì có thể sửa.

Phần này không gọi là lỗi mà chỉ kiểm tra cho chắc chắn. Dù rất mất công nhưng chúng tôi rất vui vì đã làm việc có tinh thần trách nhiệm vì quyền lợi thí sinh. Xin cảm ơn 26 cán bộ đã hết sức tận tụy vì công việc” – ông Trần Văn Tớp chia sẻ.

Cho biết lần đầu tiên làm chấm thi trắc nghiệm, cán bộ, giảng viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã tìm hiểu rất kĩ phần mềm, tập luyện, làm mẫu, học hỏi nhiều nơi nên khi vào nhận nhiệm vụ tại Thanh Hóa rất yên tâm.

Khu vực chấm thi trác nghiệm được bố trí riêng biệt, có camera giám sát cả phòng chấm, phòng để đề 24/24 giờ. Phòng để bài thi được gia cố đầy đủ thiết bị phòng cháy, chữa cháy. Dù yêu cầu cán bộ chấm thi không sử dụng di động, nhưng khu vực chấm thi vẫn được đặt 5 máy phá sóng, an ninh thắt chặt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ