Đáng mừng khi không bỏ qua môn Tiếng Anh trong kỳ thi “2 trong 1”

GD&TĐ - Thông tin về kỳ thi THPT và tuyển sinh vào đại học, cao đẳng được Bộ GD&ĐT nhập thành một kỳ thi (còn gọi là kỳ thi “2 trong 1”) sẽ bắt đầu triển khai thực hiện trong năm học 2014 - 2015 làm nức lòng đông đảo học sinh sắp bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học này.

Đáng mừng khi không bỏ qua môn Tiếng Anh trong kỳ thi “2 trong 1”

Nức lòng bởi sự thuận lợi đáng kể của kỳ thi đem lại như: Tiết kiệm chi phí thi cử, giảm tải số lượng môn thi và quan trọng hơn là các em sẽ chủ động, linh hoạt hơn trong việc chọn trường, ngành, nghề sau đợt tốt nghiệp phổ thông dựa trên khả năng thực tế có được trong quá trình học và thi cử chỉ trong một kỳ thi mang tính quyết định. 

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng kỳ thi THPT Quốc gia không khả thi và gây khó khăn cho phần đông học sinh. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng tính tích cực của kỳ thi có phần chiếm ưu thế và cơ bản là được dư luận xã hội quan tâm ủng hộ. 

Niềm vui, hạnh phúc của học sinh, phụ huynh hay bất kỳ ai quan tâm đến sự phát triển của ngành giáo dục nước nhà ở sự đổi mới này là hiển nhiên có. 

Song với riêng người viết bài này niềm vui về kỳ thi năm nay có lẽ là sự xuất hiện trở lại của bộ môn Tiếng Anh, môn học mà năm trước chỉ được xem như môn thi khuyến khích cộng điểm cho học sinh. 

Phần đông học sinh và nhiều thành phần xã hội nhận thấy rằng môn Tiếng Anh cần đưa vào môn thi bắt buộc bởi vai trò, vị trí quan trọng của môn học này trong đời sống hiện nay.

Xét theo nhu cầu thực tế xã hội thì nó là môn công cụ, là năng lực cần phải có của bất kỳ công dân trẻ Việt Nam trong thời kỳ hội nhập toàn cầu. 

Ở khía cạnh khác, không biết Tiếng Anh hay một thứ tiếng nào khác ngoài tiếng mẹ đẻ được coi là một sự thiếu hụt lớn, một cái gì đó chưa hoàn hảo trong đời.

 Vì vậy, để lấp khoảng trống, sự thiếu hụt của chính mình trong xã hội đầy năng động, luôn chuyển biến và hội nhập quốc tế thì nhất thiết mỗi người, đặc biệt là những người trẻ phải quan tâm chú trọng việc học Tiếng Anh.

Công tác ở lĩnh vực thanh niên, cũng nhờ sở hữu chút khả năng giao tiếp Tiếng Anh cơ bản mà người viết bài này mới có cơ hội tiếp cận và tham gia Chương trình giao lưu Thanh niên Đông Nam năm 2011, (gọi tắt bởi SSEAYP) do Chính phủ Nhật Bản tổ chức hàng năm cho thanh niên các nước Đông Nam Á và Nhật Bản nhằm tăng cường giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các thanh niên ở nhiều lĩnh vực khác nhau: chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội..., 

Đây chỉ là một trong số rất nhiều chương trình giao lưu, hợp tác thanh niên khác đều đòi hỏi kỹ năng sử dụng Tiếng Anh của người tham gia. 

Tiếng Anh không chỉ dành cho mục đích cao xa mà đơn thuần là phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, giải trí hàng ngày của mỗi người, đó là những lần vi vu lướt mạng Internet hay xem các kênh nước ngoài đa phần sử dụng phiên bản Tiếng Anh. 

Người học Tiếng Anh hay bất kỳ ngôn ngữ khác đều phải đầu tư thời gian để tích lũy vốn từ và ngữ pháp cơ bản đáp ứng cho công việc sử dụng Tiếng Anh chuyên sâu, thời gian quan trọng đó tập trung ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông. 

Thiết nghĩ, để kiểm tra, đánh giá khả năng thực tế Tiếng Anh của học sinh cuối cấp nhất thiết phải đưa vào khung bộ môn thi bắt buộc, đó cũng là cơ sở để người học tự đánh giá và khắc phục thiếu xót trong quá trình tiếp cận và học Tiếng Anh về sau. 

Lại nhắc đến quan điểm rằng: “không biết Tiếng Anh cũng xem như thiếu hụt và chưa hoàn hảo trong thời kỳ hội nhập” mới thêm khẳng định lần nữa sự cần thiết phải coi trọng môn Tiếng Anh trong hệ thống giáo dục, đặc biệt là hệ THPT trong quá trình học tập và thi cử.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Joshua Zirkzee đang nằm trong kế hoạch mua sắm của Arsenal.

Arsenal nhắm tiền đạo của Bayern Munich

GD&TĐ - Theo Mirror, Arsenal muốn mời tiền đạo ngôi sao của Bologna - Joshua Zirkzee một bản hợp đồng đến năm 2029, với mức lương hàng năm là 5 triệu Bảng.