GD Trung Quốc: Trả lại giấc ngủ cho trẻ thơ

GD&TĐ - Học sinh tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) gần đây đón nhận tin tức tốt lành: Các trường tiểu học được yêu cầu lùi thời gian vào học. Giảm tải cho học sinh cũng đang được nhiều địa phương khác nhắm tới nhằm mang lại giấc ngủ thực sự ngon lành cho trẻ…

GD Trung Quốc: Trả lại giấc ngủ cho trẻ thơ

Lùi giờ vào học

Sở Giáo dục tỉnh này đã ban hành hướng dẫn mới về việc lùi giờ học. Hầu hết phụ huynh hoan nghênh sự thay đổi này bởi con họ sẽ được ngủ muộn hơn.

Các trường tiểu học tại Chiết Giang được hướng dẫn điều chỉnh giờ vào học dựa theo khối lớp và theo mùa. Lớp 1 và 2 không cần vào học trước 8 giờ sáng, trong khi các trường nên bắt đầu muộn hơn vào mùa đông.

Trước khi hướng dẫn được ban hành, thời điểm vào học tại nhiều trường tiểu học ở Chiết Giang rất sớm, trong khoảng 7 - 7 giờ 30 sáng.

“Con trai tôi thường dậy lúc 6h20. Nó cần đến trường trước 7 giờ. Vì vậy tôi phải thức dậy từ 5 giờ 45 để chuẩn bị bữa sáng. Chúng tôi đã vất vả như vậy suốt 6 năm qua. Tôi không hiểu tại sao trường tiểu học vào học sớm như vậy” – bà mẹ tên Wang ở Zhoushan, Chiết Giang, cho biết.

Năm 2016, một nghiên cứu về trường tiểu học và THCS tại tỉnh cho thấy học sinh thiếu ngủ. Ví dụ, chỉ 54,1% học sinh lớp 4 ngủ nhiều hơn 9 tiếng/ ngày.

Tiêu chuẩn quản lí trường học của Trung Quốc về giáo dục phổ cập quy định rằng các trường cần bảo đảm cho học sinh tiểu học ngủ 10 tiếng mỗi ngày. Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng thiếu ngủ có thể dễ ảnh hưởng đến thể chất, sức khoẻ tinh thần và cảm xúc của trẻ em.

Một trường tiểu học ở Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô, cũng đã lùi giờ vào học cũng như nhiều trường tiểu học và THCS tại tỉnh Hắc Long Giang phía Đông Bắc.

Đâu là nguyên nhân gốc rễ

Một số ý kiến hoài nghi về biện pháp lùi muộn giờ học bởi họ tin rằng quãng thời gian ngủ thực sự được quyết định bởi lượng bài tập về nhà. Họ cho rằng thanh thiếu niên đối mặt với núi bài tập và về nhà và vô số lớp học thêm và vì thế vấn đề gốc rễ nhằm trả lại cho trẻ giấc ngủ ngon lành là giảm tải học hành.

Trường Tiểu học Đường sắt Số 5 Shenyang, tỉnh Liêu Ninh đã thử nghiệm không giao bài tập.

Năm 1984, trường này quyết định không giao bài tập cho học sinh trong một lớp thí điểm. Tập trung vào cải thiện phương pháp giảng dạy và tăng tương tác giữa thầy – trò trong lớp. Giai đoạn thử nghiệm 6 tháng. Kết quả là là thành tích của học sinh trong lớp này tốt hơn nhiều các lớp khác. Trường này sau đó quyết định cấm giao bài tập cho mọi học sinh.

Shi Diance, một học sinh lớp 2 của trường, thường chơi khúc công cầu trên băng sau giờ học. Cậu bé đã chơi mô này được 1 năm.

Sau 2 giờ tập luyện, Shi xem tin tức trên Tivi. Trước khi đi ngủ, cậu thường đọc những cuốn truyện được giáo viên giới thiệu.

Giống như Shi, những học sinh khác trong trường cũng có thêm thời gian dành cho những sở thích riêng thay vì cắm đầu làm bài tập.

Giáo viên thỉnh thoảng cũng giao nhiệm vụ cho học sinh như đi mua hàng ở siêu thị hoặc chụp ảnh chủ đề.

Bên cạnh đó, các giờ học chính khoá như tự động hoá, âm nhạc, vẽ tranh số, cũng như 60 câu lạc bộ tự chọn gồm khoa học, đọc, thể thao, có thể cải thiện nhiều hơn cuộc sống của học sinh.

Bộ Giáo dục Trung Quốc mới đây cho biết, sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan kiềm chế hoạt động các cơ sở giáo dục tư nhân – được cho là nguồn gia tăng khối lượng bài vở và sức ép đến học sinh và phụ huynh. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Xã hội Giáo dục Trung Quốc cho thấy, nước này có khoảng 180 trẻ trong độ tuổi đi học năm 2016. Trong đó, hơn 137 triệu học sinh tham gia các loại hình học thêm.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Ảnh: Quốc Bình

Đu đủ là vừa!

GD&TĐ - Trước khi trời đổ mưa rào giao mùa Xuân sang Hạ, chị liền hối đứa nhỏ bắc ghế hái những quả đu đu đã lớn hết cỡ, vỏ ngả ương ương.
Đau đầu hay nhức đầu là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp phải ở bất cứ nhóm tuổi nào. Ảnh minh họa: INT

Đi tìm nguyên nhân gây bệnh đau đầu

GD&TĐ - Có hai nhóm nguyên nhân chính gây đau đầu là nguyên phát và thứ phát, trong đó, đau đầu nguyên phát chiếm 90% và là cơn đau do bệnh lý cụ thể gây ra.
Sóng nước biển Đông. Ảnh: Bình Thanh

Gửi tới Trường Sa

GD&TĐ - Trong những ngày đầu tháng Tư, mẹ bắt đầu chuyến công tác xa nhà dài ngày, nửa tháng trước, mẹ đã thông báo tới chúng con đôi điều về chuyến công tác.
Minh họa/INT

Tuyến yên và bệnh lý liên quan

GD&TĐ - Tuyến yên là tuyến rất nhỏ, nằm ở vị trí kín đáo và được bảo vệ rất cẩn thận trong hộp sọ chắc chắn.