Trung Quốc: “Cậu bé đầu băng” có mở ra trang mới?

GD&TĐ - Cho dù bị cha mẹ bỏ lại quê hay lên thành phố với thân phận “nhập cư nhí” thì những đứa trẻ thôn quê Trung Quốc cũng phải chịu thiệt thòi lớn.  

Trung Quốc: “Cậu bé đầu băng” có mở ra trang mới?

May mắn hiếm hoi

Chen Yuyang, 10 tuổi, là một trường hợp may mắn. Qua giới thiệu của một người bạn gia đình, Yuyang được vào học Trường Tiểu học Louzizhuang, trường công lập nằm ở ngoại ô Đông Bắc Bắc Kinh. Vì vậy, cậu bé lớp 5 được thụ hưởng chương trình giáo dục phổ cập, miễn phí 9 năm.

“Cháu may mắn bởi chỉ phải nộp tiền ăn và bố mẹ cháu không phải lo về học phí hay các chi phí khác” – cậu bé quê Hà Nam, có bố mẹ đang mở một quán mì tại thủ đô, chia sẻ - “Chúng cháu được tiêm vắc xin ở phòng y tế trường và cũng được tham quan miễn phí 1 lần vào mỗi học kì”.

Nhưng Yuyang là trường hợp hiếm hoi ở Picun, một ngôi làng nằm ven đường vành đai thứ 5 của Bắc Kinh, nơi cư ngụ của người nhập cư làm thợ.

Sau khi câu chuyện “cậu bé đầu băng” nổi tiếng trên các mạng truyền thông và xã hội trên thế giới hồi tháng trước – đã có nhiều sự quan tâm hơn của xã hội tới 61 triệu trẻ em “bị bỏ lại sau” – những trẻ có bố mẹ gửi con lại quê đến những thành phố xa xôi kiếm việc làm.

Sau khi những hình ảnh mái tóc phủ băng tuyết trắng xoá sau hành trình cuốc bộ 1 giờ đồng hồ tới trường trong nhiệt độ dưới 0 – được hiệu trưởng đưa lên mạng xã hội ngày 8/1, gia đình và trường của cậu bé tại Vân Nam nhận được vô số đề nghị giúp đỡ.

Fuman, 8 tuổi, và chị gái Fumei 10 tuổi ở quê cùng bà nội trong khi bố làm lao động nhập cư tại Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam. Cậu bé đã trở thành điểm nóng truyền thông và được một trang web tài trợ chuyến đi 3 ngày tới Bắc Kinh.

Lạc lõng giữa... đô thành

Trung Quốc trong những năm gần đây đã bắt đầu quan tâm hơn tới lao động nhập cư, những người đóng vai trò lớn trong sự chuyển đổi kinh tế quốc gia và giữ đà tăng trưởng.

Cũng có nhận thức rõ hơn về hệ quả của phụ huynh bỏ trẻ lại quê, thường gửi gắm ông bà nội hoặc người thân trong khi họ làm việc tại thành phố.

Ngoài khoảng 60 triệu trẻ “bị bỏ lại sau” – còn có một bộ phận trẻ khác đang lớn lên giữa lòng thành phố với thân phận “nhập cư nhí” – đây là những trẻ theo bố mẹ nhập cư lên các thành phố lớn.

Báo cáo quốc gia đầu tiên về vấn đề này công bố năm ngoái ước tính hiện có 36 triệu “nhập cư nhí” dưới 18 tuổi – được coi là thế hệ tiếp theo của lao động nhập cư.

Sách Xanh về Giáo dục trẻ em di cư tại Trung Quốc nhấn mạnh rằng số trẻ nhập cư được sinh tại các thành phố đã tăng khoảng gấp đôi kể từ năm 2010. Hơn 1/3 đã sống ít nhất 5 năm tại thành phố và “có ước vọng hội nhập mạnh mẽ”.

“Mặc dù được “gắn mác” trẻ nhập cư nhưng chúng chưa bao giờ sống ở quê hương và lớn lên trong môi trường khác hoàn toàn so với cha mẹ chúng” – báo cáo viết.

Nhưng trong khi lớn lên ở môi trường đô thị như Bắc Kinh, hầu hết trẻ nhập cư nhanh chóng hiểu rằng thành phố không coi chúng là thành viên thật sự. Không có hộ khẩu hoặc giấy tờ cần thiết để vào học hệ thống trường công, ước tính 4/5 trẻ nhập cư từ Picun và những làng khác phải học những trường tư tồi tàn mà không được hưởng phúc lợi như bạn đồng lứa sinh tại Bắc Kinh.

Trong khi cậu bé tận hưởng từng phút nhờ sự “nổi tiếng bất ngờ” thì ông bố Wang Gangku trầm lắng nhìn nhận: “Sẽ chẳng có gì thay đổi. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghèo. Mọi người sẽ sớm quên chúng tôi, chỉ là lâu hay mau thôi”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.