Giáo dục thẩm mỹ - vấn đề cấp thiết nhưng hạn chế khi triển khai

GD&TĐ - Giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường là vấn đề có tính khoa học, cấp thiết song còn nhiều hạn chế trong thực tiễn triển khai, đặc biệt ở trường đại học.

Tọa đàm "Giáo dục thẩm mỹ trong hệ thống giáo dục đại học - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" diễn ra ngày 10/4 tại TPHCM. Ảnh: Mạnh Tùng
Tọa đàm "Giáo dục thẩm mỹ trong hệ thống giáo dục đại học - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" diễn ra ngày 10/4 tại TPHCM. Ảnh: Mạnh Tùng

Vấn đề trên được đặt ra tại toạ đàm "Giáo dục thẩm mỹ trong hệ thống giáo dục đại học - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" diễn ra ngày 10/4 tại TPHCM.

Tọa đàm do Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức, với sự tham dự của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến từ các trường đại học.

Giáo dục thẩm mỹ tìm đến sự hài hòa

Các đại biểu tham dự tọa đàm. Ảnh: Mạnh Tùng

Các đại biểu tham dự tọa đàm. Ảnh: Mạnh Tùng

Tham luận tại tọa đàm, GS.TS Huỳnh Như Phương (Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TPHCM) cho rằng, giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, thể chất là 4 lĩnh vực có quan hệ hữu cơ của một nền giáo dục toàn diện, từ mầm non đến đại học.

So với 3 lĩnh vực kia, giáo dục thẩm mỹ có tính tế nhị nhất và khó kiểm chứng hiệu quả nhất. Giáo dục thẩm mỹ ở mỗi bậc học lại có những yêu cầu, mục tiêu và phương pháp khác nhau.

Theo GS Phương, trong thời đại ngày nay, khi công nghệ phát triển vũ bão, cùng với sự bùng nổ dữ dội của những xung đột, con người cần tìm một sự cân bằng giữa tiếng nói của khoa học và tiếng nói của lương tâm, giữa tham vọng về quyền lực và sức mạnh vật chất với khát vọng về cái đẹp, sự hài hòa.

Do đó, giáo dục thẩm mỹ chính là con đường giúp con người tìm một đời sống hài hòa với thiên nhiên, xã hội và tha nhân.

"Có thể nói những chấn thương và khủng hoảng trong đời sống tinh thần của con người hiện nay, không ít thì nhiều đều liên quan đến tình trạng đánh mất sự hài hòa đó và mọi nỗ lực chữa lành đều phải tính đến phục hồi sự hài hòa đã mất", theo GS Huỳnh Như Phương.

TS Hồ Quốc Hùng phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Mạnh Tùng

TS Hồ Quốc Hùng phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Mạnh Tùng

TS Hồ Quốc Hùng (Phó Trưởng khoa Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Văn Lang) nêu nhiều trăn trở quanh việc giáo dục thẩm mỹ ở môi trường đại học và rộng hơn là toàn xã hội. Trong đó, dễ nhận thấy tình trạng rối loạn chuẩn chứ không phải lệch chuẩn, từ năng lực cảm thụ đến hành vi mang tính thẩm mỹ.

"Có lẽ cần một điều tra cẩn trọng, chu đáo, mang tính khoa học hơn, nên nhận định này có thể chưa đủ khái quát bức tranh toàn cảnh đời sống thẩm mỹ của tầng lớp thanh niên trong môi trường đại học. Tuy nhiên, dù bộ phận đó có thể nhỏ nhưng vẫn xem là tiềm ẩn nguy cơ tác động đến nội lực của dân tộc", TS Hùng cho biết.

Tích hợp giáo dục thẩm mỹ trong nhiều môn học

Bàn về giáo dục thẩm mỹ nhìn từ góc độ văn học, PGS.TS Bùi Thanh Truyền, Trưởng khoa Ngữ văn (Trường Đại học Sư phạm TPHCM) khẳng định, giáo dục thẩm mỹ là phương diện quan trọng trong chức năng của giáo dục văn học.

Một trong những nội dung quan trọng của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là "gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam". Định hướng của Đảng đã khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng, hợp thời của giáo dục thẩm mỹ.

Cùng với năng lực ngôn ngữ, việc hình thành, phát triển năng lực văn học cho học sinh - một biểu hiện quan trọng của năng lực thẩm mỹ - là mục tiêu quan trọng mà chương trình Ngữ văn 2018 hướng đến.

Điều này thể hiện rõ nỗ lực đổi mới theo hướng hiện đại, nhân bản của chương trình giáo dục phổ thông nói chung, Ngữ văn nói riêng.

PGS.TS Bùi Thanh Truyền trình bày tham luận về giáo dục thẩm mỹ nhìn từ góc độ văn học. Ảnh: Mạnh Tùng

PGS.TS Bùi Thanh Truyền trình bày tham luận về giáo dục thẩm mỹ nhìn từ góc độ văn học. Ảnh: Mạnh Tùng

Trình bày hoạt động đào tạo của Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm TPHCM gắn với giáo dục thẩm mỹ, PGS.TS Bùi Thanh Truyền đưa ra 3 đề xuất để nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ cho người học.

Thứ nhất, tích hợp dạy học, giáo dục thẩm mỹ trong chương trình, học phần, các hoạt động trải nghiệm văn học. Ở Trường Đại học Sư phạm TPHCM, để đưa giáo dục thẩm mỹ đến gần sinh viên, nhà trường đã tích hợp giáo dục thẩm mỹ - nhân văn trong từng học phần.

Thứ hai, nghiên cứu văn học truyền thống, hiện đại Việt Nam, tiếp cận văn học nước ngoài trong và ngoài nhà trường từ góc độ thẩm mỹ, nhân văn.

Cuối cùng, cần tổ chức tọa đàm, hội thảo khoa học, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giảng dạy, nghiên cứu văn học theo định hướng giáo dục văn hóa, thẩm mỹ cho giảng viên, học viên, sinh viên...

Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trình bày tham luận tại tọa đàm. Ảnh: Mạnh TùngCác nhà khoa học, nhà nghiên cứu trình bày tham luận tại tọa đàm. Ảnh: Mạnh TùngCác nhà khoa học, nhà nghiên cứu trình bày tham luận tại tọa đàm. Ảnh: Mạnh TùngCác nhà khoa học, nhà nghiên cứu trình bày tham luận tại tọa đàm. Ảnh: Mạnh Tùng

Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trình bày tham luận tại tọa đàm. Ảnh: Mạnh Tùng

Tọa đàm nhận được hơn 20 tham luận có giá trị mổ xẻ đầy đủ các góc cạnh của giáo dục thẩm mỹ trong hệ thống giáo dục đại học.

Một số tham luận đáng chú ý, được tác giả trình bày tại tọa đàm như: "Tác động của Internet với thị hiếu thẩm mỹ về văn hóa nghệ thuật của sinh viên hiện nay (nghiên cứu địa bàn TPHCM)" của TS Hà Thanh Vân, Trường Đại học Hùng Vương;

"Giáo dục thẩm mỹ - Nghệ thuật điện ảnh có thể đồng hành" của PGS.TS Phan Thị Bích Hà, Trưởng khoa Nghệ thuật Sân khấu và Điện ảnh, Trường Đại học Văn Lang;

"Mấy suy nghĩ về giáo dục thẩm mỹ ở bậc đại học, trường hợp Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TPHCM" của PGS.TS Phan Mạnh Hùng, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TPHCM...

Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu tham dự tọa đàm. Ảnh: Mạnh Tùng

Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu tham dự tọa đàm. Ảnh: Mạnh Tùng

TS Bùi Thế Đức, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục thẩm mỹ.

Theo ông, từ khi Đảng ra đời cho đến nay, văn hoá nói chung, văn học nghệ thuật nói riêng được xác định là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong sự nghiệp phát triển đất nước.

Giáo dục thẩm mỹ có vai trò giúp cung cấp nguồn nhân lực quan trọng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.

"Văn học nghệ thuật cũng như công nghiệp hoá không thể phát triển vững chắc nếu thiếu một đội ngũ nhân lực không chỉ tinh thông về nghề nghiệp mà còn phải có nền tảng tư tưởng và nền tảng văn hoá vững vàng, có thị hiếu thẩm mỹ tinh tế, hiện đại và lành mạnh", TS Đức nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thu gọn mũi tại Thẩm mỹ Như HoaBệnh viện Emcas với xu hướng ghép mỡTìm hiểu triệt lông nách giá bao nhiêuxóa rãnh cười vĩnh viễnCung cấp máy laser thẩm mỹ hiệu quả và an toàntẩy trắng răng laser giá bao nhiêuDịch vụ cấy chỉ collagen rãnh cười uy tínđịa chỉ tiêm meso trẻ hóa uy tín tại hcmGiải đáp có nên học ielts