Giáo dục sớm - liệu có phát triển khả năng sáng tạo của trẻ?

GD&TĐ - "Giáo dục sớm" là cụm từ thu hút sự quan tâm của rất nhiều phụ huynh có con nhỏ. Cùng với nhu cầu đó là những tìm hiểu, những áp dụng, nháo nhào và sốt sắng với khát khao con trẻ sẽ phát triển tối đa khả năng sáng tạo. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu lại chứng minh những điều chưa hẳn thế, thậm chí hoàn toàn ngược lại.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Khuyến khích trẻ tự sáng tạo ra quy tắc

Theo giáo sư Adam Grant của trường Wharton School thuộc đại học Pennsylvania (Mỹ): Những đứa trẻ thần đồng hiếm khi trở thành thiên tài thay đổi thế giới. Và chúng tôi cho rằng chúng chắc hẳn đã thiếu các kỹ năng xã hội và cảm xúc để hoạt động trong xã hội. Tuy nhiên khi bạn nhìn vào các bằng chứng, lời giải thích này không đủ: không đến một phần tư trẻ em tài năng gặp vấn đề khó khăn về mặt tình cảm và xã hội. Đa số thích nghi tốt – nổi bật trong một bữa tiệc cocktail cũng như trong cuộc thi chính tả.

Cũng theo giáo sư Adam Grant, điều kìm hãm các thần đồng này chính là việc chúng đã không học để trở thành độc đáo. Chúng nỗ lực nhằm đạt được sự tán thưởng của cha mẹ và sự ngưỡng mộ của các giáo viên. Nhưng khi chúng biểu diễn tại Carnegie Hall và trở thành các nhà vô địch cờ vua, một điều không ngờ xảy ra: Rèn luyện làm cho hoàn hảo, nhưng nó không tạo nên điều gì mới mẻ.

Những đứa trẻ tài năng học biểu diễn các giai điệu Mozart tráng lệ, nhưng hiếm khi tự sáng tác được những nhạc phẩm độc đáo của riêng mình. Chúng tập trung sức lực để hấp thụ kiến thức khoa học sẵn có, nhưng không tạo nên được các cách nhìn mới. Chúng tuân thủ các quy tắc đã được lập ra, chứ không sáng tạo nên các quy tắc của riêng mình.

Phát huy thế mạnh riêng của trẻ

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng: Các chương trình giáo dục sớm nói rằng họ quan tâm dạy trẻ tất cả các mặt trong đó có cả dạy chữ. Thực tế, nếu nói về đạo đức và kĩ năng thì dạy trẻ mầm non không hề sớm. Bọn trẻ cần được học các kĩ năng càng sớm càng tốt. Bọn trẻ cũng cần được trau dồi về đạo đức, điều chỉnh về hành vi liên tục từ nhỏ đến lớn. Vì thế, về mặt này, có thể nói không phải là Giáo dục sớm.

Nếu soi về khả năng sáng tạo, để phát triển nó, việc dạy con sớm theo các sách vở chính lại không thể phát triển được khả năng này. Một đứa trẻ sáng tạo là đứa trẻ có rất nhiều những hành động khiến cha mẹ điên ruột. Đứa trẻ sáng tạo là đứa trẻ có những sở thích kì quái, có những hành động khác lạ. Đó chính là bọn trẻ mà người xung quanh sẽ thấy ngứa mắt bởi sự "KHÔNG GIỐNG AI".

Những đứa trẻ sáng tạo cũng chính là những đứa trẻ BƯỚNG KHÔNG THỂ TẢ. Chúng có thể lắng nghe lời khuyên của người khác để rồi... kệ, để đó và tiếp tục làm theo ý mình.

Vậy nên, để nuôi dưỡng tính sáng tạo của trẻ, điều quan trọng không phải là trẻ học thế nào, học sớm muộn bao nhiêu mà là trẻ đã được thể hiện bản thân mình ở mức độ nào, cá tính và sự tự nhiên của trẻ được tôn trọng bao nhiêu?.

Thực tế cho thấy, trẻ càng muộn học các bài học theo nguyên tắc thì chúng càng có cơ hội sáng tạo và thể hiện sự sáng tạo đó ra khắp nơi. Vì vậy, muốn trẻ phát huy tối đa khả năng sáng tạo, vấn đề không phải là áp dụng các phương pháp giáo dục sớm mà phụ thuộc vào chính sự khuyến khích và khơi dậy thế mạnh của mỗi trẻ từ chính các bậc phụ huynh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đao phủ là nghề phải có nhưng hiếm người nhận làm. Ảnh: Ancient-origins.net

Phúc - họa nghề đao phủ

GD&TĐ - Trên phương diện pháp luật, đao phủ là người thực thi công lý nhưng trên phương diện lương tâm, họ là những kẻ tước đoạt mạng sống một cách tàn bạo.

Kích thích miễn dịch cây giống như việc tiêm vắc-xin cho cây trồng.

'Tiêm vắc-xin' cho cây trồng

GD&TĐ - Trong một thế giới đang phát triển và thay đổi nhanh chóng, nhu cầu sản xuất đủ lương thực cho mọi người đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Minh họa/INT

Viêm khớp cấp tính

GD&TĐ - Các nguyên nhân gây viêm khớp cấp tính thường gặp là do nhiễm virus, vi khuẩn, viêm tủy xương, ung thư xương...