Những quy tắc dạy con của bố mẹ ở các cường quốc châu Á

GD&TĐ - Một đứa trẻ sẽ được thông báo về sự nguy hiểm và lý do tại sao nên tránh một số điều, nhưng không bị cấm đoán.

Những quy tắc dạy con của bố mẹ ở các cường quốc châu Á

Các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc luôn được xếp ở vị trí hàng đầu về giáo dục, theo thông tin từ PISA. Những học sinh trong độ tuổi 15 thường thể hiện tốt hơn ở môn toán, đọc và khoa học so với học sinh các quốc gia khác trên thế giới.

Việc nuôi dạy một đứa trẻ tài năng và thành công, biết tôn trọng người lớn và văn hóa của các bố mẹ ở đây cũng được ghi nhận. Bright Side đã tổng hợp một số quy tắc mà họ đã áp dụng trong nhiều thập kỷ qua trong bài viết này.

Không cho rằng đến trường học là điều quan trọng nhất trong cuộc sống

Những quy tắc dạy con của bố mẹ ở các cường quốc châu Á

Niềm tin này chỉ áp dụng trong 2 năm đầu tiên. Trong giai đoạn này, cảm xúc rất quan trọng, đó là lý do tại sao trẻ em được bao quanh bởi tình yêu và sự quan tâm. Những kết nối về mặt vật lý cũng có ý nghĩa lớn: cha mẹ thường đem con theo ngay cả khi không cần thiết.

Ở các nước này, mọi người không tin rằng chỉ đến một độ tuổi nào đó, trẻ mới hiểu được điều người khác nói. Tuy không thể trả lời, trẻ vẫn bắt đầu nhận và phân tích thông tin trước khi chúng được sinh ra. Đó là lý do tại sao các bậc phụ huynh cố gắng trở thành một tấm gương tốt cho con ngay khi con của họ còn rất nhỏ.

Coi trọng trải nghiệm cá nhân

Những quy tắc dạy con của bố mẹ ở các cường quốc châu Á - 1

Không giống như hệ thống giáo dục phương Tây, ở các nước này, cha mẹ không cấm con mọi thứ. Nếu một đứa trẻ làm điều gì đó nguy hiểm hay không tốt, người lớn chỉ cố gắng chuyển sự chú ý sang thứ gì đó khác. Người ta tin rằng các lệnh cấm có thể làm trẻ ngừng mong muốn khám phá.

Một đứa trẻ sẽ được thông báo về sự nguy hiểm và lý do tại sao nên tránh một số điều, nhưng không bị cấm đoán. Vì vậy, trong tương lai, những đứa trẻ này sẽ có cách suy nghĩ sáng tạo hơn. Chúng có thể tưởng tượng ra các giải pháp độc đáo; chúng tuân theo các quy tắc quan trọng và tôn trọng người lớn. 

Ví dụ, bố mẹ các nước phương Tây này sẽ nói: "Đừng làm tổn thương chính mình"; còn ở đây là: "Đừng làm tổn thương người khác". Trước 3 tuổi, trẻ em được dạy tôn trọng người khác, động vật, để có thể tìm kiếm sự thật, kiểm soát bản thân và quan tâm đến thiên nhiên. 

Trẻ em được nuôi dưỡng để họ có thể sống tử tế với người khác, biết giúp đỡ và quan tâm đến họ. Ở Nhật Bản, mọi người đều tin rằng cách tiếp cận này rất quan trọng cho sự phát triển của một xã hội hài hòa. Đây là lý do tại sao trẻ em được nuôi dạy là một phần của nhóm.

Ở độ tuổi 2-3, trẻ em chơi một số môn thể thao và đến lớp học

Những quy tắc dạy con của bố mẹ ở các cường quốc châu Á - 2

Sau khi trẻ em được dạy những điều cơ bản về cách cư xử tốt, sự phát triển toàn diện bắt đầu. Vì thế, việc một đứa trẻ 3 tuổi ở các nước này bận rộn cả ngày được coi là hoàn toàn bình thường. Trẻ có thể học tiếng Anh, toán, vẽ, diễn xuất và hát cùng lúc.

Với quan niệm như vậy nên trẻ em dưới 4 tuổi có thể chơi ít nhất một nhạc cụ và biết những điều cơ bản về toán và ngữ pháp. Đến tuổi thứ 5, trẻ chuẩn bị đi học chính thức; chúng bước vào quá trình học về tính kỷ luật.

Trẻ ở bậc tiểu học có thể tự làm nhiều việc

Những quy tắc dạy con của bố mẹ ở các cường quốc châu Á - 3

Ví dụ, ở Nhật Bản và Hàn Quốc , trẻ em 6 tuổi thường đến trường một mình. Các bà mẹ không đi cùng con nữa. 

Vào thời điểm trẻ em bắt đầu đi học, chúng thường có thể đếm, viết và đọc những cuốn sách đơn giản. Ở những nước này, mọi người tin rằng việc dạy trẻ em đếm sớm khi phát triển các thùy trán của não sẽ thúc đẩy khả năng sáng tạo. 

Đến một thời điểm, học sinh sẽ lựa chọn nghề nghiệp tương lai

Những quy tắc dạy con của bố mẹ ở các cường quốc châu Á - 4

Vào khoảng 12-16 tuổi, một đứa trẻ được coi là trưởng thành, có thể tự đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm. Khác với các nước phương Tây, trẻ em tại đây không vội vàng chọn nghề nếu chúng chưa sẵn sàng. 

Quan hệ gia đình rất quan trọng ở các nước này. Con có thể sống với gia đình miễn là chúng cần. Nhưng thông thường, ở tuổi 14, trẻ em đã biết những gì chúng muốn trở thành và có thể độc lập. 

Hệ thống giáo dục này đã tồn tại hàng trăm năm. Nó cho phép cha mẹ nuôi dạy những đứa trẻ thông minh, tài năng, tôn trọng truyền thống, người xung quanh và có thể làm việc nhóm tốt. 

Nguyên tắc quan trọng nhất của hệ thống giáo dục trong gia đình các nước này là: cha mẹ luôn giải thích về các quyết định, tình yêu và sự chăm sóc của cha mẹ là rất cần thiết cho một đứa trẻ phát triển khỏe mạnh. Kỷ luật với sự độc lập cho phép trẻ đạt được kết quả tuyệt vời trong học tập và công việc sau này.

Theo Ngoisao.net

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Điều hòa phải bật 24/24 giờ để duy trì nhiệt độ tằm mới phát triển tốt.

Lắp điều hòa cho … tằm

GD&TĐ - Phương pháp nuôi tằm trong phòng lạnh giúp hiệu quả kinh tế tăng gấp 3 lần so với nuôi ngoài điều kiện bình thường.

Ảnh minh họa: INT.

Truyện ngắn: Duyên muộn

GD&TĐ - Năm nay Túc đã ở hàng “băm”. Anh có “thâm niên” hơn 20 năm bươn chải nơi xứ người với nghề bán vé số dạo.