Giáo dục Nga hoài nghi về viễn cảnh dài hạn

GD&TĐ - Giáo dục ở Nga vẫn là một lĩnh vực công lập chủ đạo, một số chính sách của nhà nước đã trở nên hiệu quả.

Tổng thống Nga Putin thăm Đại học Bang Novosibirsk. Ảnh: Thenewfederalist
Tổng thống Nga Putin thăm Đại học Bang Novosibirsk. Ảnh: Thenewfederalist

Tuy nhiên, tốc độ cải thiện ổn định trong bảng xếp hạng quốc tế của Nga có thể không tồn tại lâu vì lĩnh vực này vẫn đòi hỏi những cải cách mạnh mẽ.

Mục tiêu 700.000 sinh viên quốc tế 

Theo Chỉ số Giáo dục Toàn cầu Vì Tương lai (WEFFI) được xuất bản gần đây, do Economist Intelligence Unit thực hiện và được trình bày bởi Quỹ Yidan Prize, một tổ chức do đồng sáng lập Tencent Chen Yidan tạo ra nhằm thúc đẩy giáo dục quốc tế, Nga được xếp hạng 26 trên toàn thế giới. 

Kết quả này là do chiến lược giáo dục tiểu bang giới thiệu gần đây được sửa đổi với các mốc quan trọng, số liệu thực hiện và kế hoạch hành động rõ ràng. Trước đó, Tổng thống Vladimir Putin cũng đã ra lệnh tách Bộ Giáo dục và Khoa học của Nga thành hai bộ liên bang: Bộ Giáo dục và Bộ Khoa học - Giáo dục Đại học. Động thái này được coi là hữu ích trong việc cải thiện giám sát chất lượng giáo dục phổ thông và đại học.

Gần đây, Nga cũng đã chứng kiến ​​sự cải thiện trong Xếp hạng Đại học Thế giới của tạp chí Times Higher Education. Số lượng các trường đại học của đất nước trong danh sách đã tăng từ 27 lên 35, khiến các trường của Nga trở thành đại diện nhiều thứ tư trong danh sách các nền kinh tế mới nổi khác. Tuy nhiên, trường đại học hàng đầu của Nga, Đại học Tổng hợp Matxcơva (MSU), chỉ đứng thứ 199 trong bảng xếp hạng năm 2019 của tạp chí.

Nga cung cấp các bằng cấp hiếm hoi ở các lĩnh vực như y học và kỹ thuật với mức phí hợp lý hoặc hoàn toàn miễn phí. Ảnh: Alfaplusgo
Nga cung cấp các bằng cấp hiếm hoi ở các lĩnh vực như y học và kỹ thuật với mức phí hợp lý hoặc hoàn toàn miễn phí. Ảnh: Alfaplusgo

Những cải tiến xảy ra vào thời điểm Điện Kremlin đang nỗ lực thúc đẩy số lượng SV nước ngoài. Trước đó, số lượng SV như vậy đăng ký vào các trường đại học Nga đã tăng 40% từ năm 2013 đến năm 2017. Quốc gia này hiện có hơn 243 nghìn SV quốc tế và đặt mục tiêu tăng lên hơn 700 nghìn vào năm 2025.

Các quan chức địa phương vẫn chủ yếu nhìn nhận giáo dục qua lăng kính của nguyên lý “quyền lực mềm” của Liên Xô cũ. Mặc dù giáo dục của Nga rõ ràng là tụt hậu về chất lượng so với các nền giáo dục tương tự của phương Tây, nhưng học phí thấp vẫn là điểm mạnh hút SV quốc tế.

Ngoài nguồn tài trợ hào phóng dành cho SV quốc tế, Nga cũng cung cấp các bằng cấp hiếm hoi ở các lĩnh vực như y học và kỹ thuật với mức phí hợp lý hoặc hoàn toàn miễn phí. Mới đây, Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Nhà nước Nga, Rosatom, đã công bố học bổng về kỹ thuật hạt nhân cho SV Ấn Độ, đây chỉ là một trong số rất nhiều ví dụ.

Trong thời gian qua, giáo dục Nga quay trở lại với các phương pháp giáo dục từng bị lãng quên của Liên Xô. Tổng thống Vladimir Putin đã tái tạo một ban giám đốc yêu nước bên trong quân đội Nga, giống như những lời dạy bắt buộc về chủ nghĩa Mác trong thời Liên Xô. Nước này cũng đã phát động một cuộc tẩy chay chưa từng có đối với nền giáo dục tư nhân không đáng tin cậy về mặt tư tưởng.

Nga hiện có hơn 244.000 sinh viên quốc tế. Ảnh: Masterstudies
Nga hiện có hơn 244.000 sinh viên quốc tế. Ảnh: Masterstudies

Kỹ năng truyền thống là chưa đủ

Rosobrnadzor, cơ quan giám sát giáo dục của Nga đã thu hồi công nhận của Trường Khoa học Xã hội và Kinh tế Matxcơva được coi là một trong những trường đại học tư thục hàng đầu và cuối cùng còn lại. Năm 2016, một trường đại học tư thục lớn khác, Đại học Châu Âu ở St.Petersburg - trường tư thục sau đại học về khoa học xã hội và nhân văn, từng được mệnh danh là trường đại học nghiên cứu hàng đầu của Nga - cũng bị mất giấy phép trong bối cảnh các thông báo không rõ ràng từ nhà nước.

Tuy nhiên, cuộc tẩy chay này diễn ra vào một thời điểm kỳ lạ, khi Nga thực sự đang trải qua một đợt bùng nổ đầu tư vào trường tư. Những người Nga giàu có thích gửi con cái của họ đến các trường tư thục, nơi họ được tiếp xúc với các chương trình giảng dạy phổ biến bằng tiếng Anh.

Sự cải thiện trong xếp hạng có vẻ ấn tượng, nhưng nhiều người vẫn hoài nghi về viễn cảnh dài hạn của giáo dục Nga. 22 nghìn GV toán trên khắp cả nước đã tham gia một kỳ thi ẩn danh tự nguyện để kiểm tra năng lực của họ, và gần một nửa số người tham gia nghiên cứu đã trượt. Theo Trisha Suresh, một nhà phân tích cấp cao tại The Economist Intelligence Unit, Nga vẫn dựa vào khoa học và các kỹ năng truyền thống, trong khi việc học các nguồn tài liệu chỉ trang trải một phần các kỹ năng cần thiết để thành công trong tương lai. Quốc gia này cũng xếp hạng thấp về lương GV và trong phân loại môi trường kinh tế xã hội, điều này có thể ngăn cản Nga đạt được những cải thiện hơn nữa trong xếp hạng quốc tế.

Mặc dù chứng kiến ​​một số cải tiến ổn định, nhưng những thay đổi tích cực có thể không phản ánh các vấn đề cơ cấu nặng nề của Nga. Điều này sẽ gây thêm áp lực lên lĩnh vực giáo dục đang gặp khó khăn ở đất nước này. Nói cách khác, nền giáo dục Nga gặp phải nhiều cản trở nếu muốn tiến bộ hơn nữa.

Theo Thenewfederalist

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.