Giáo dục EQ qua truyện tranh

GD&TĐ - Là những người làm bố, làm mẹ, bạn đã bao giờ gặp phải những tình huống sau đây chưa? Con đòi chơi cùng mọi người nhưng không ai chơi cùng, con đòi ra ngoài chơi nhưng không được mẹ chấp nhận, thế là con hậm hực, giận dỗi. Con cố gắng làm việc gì đó nhưng không thành công, thế là con chán nản. 

Giáo dục EQ qua truyện tranh

Con muốn được quan tâm và cố làm phiền bạn khi bạn đang bận. Con đòi hỏi một thứ gì đó không hợp lí… Có thể nói, bất kì đứa trẻ nào cũng từng có những cảm xúc tiêu cực như thiếu kiên trì, sợ thất bại, không muốn bị từ chối, sợ bị đau, … Vậy làm thế nào hướng các con đến tư duy tích cực?

Để có thể đồng hành cùng trí tuệ cảm xúc của con, giúp con phát triển cảm xúc tích cực, để thêm tự tin và hạnh phúc trong tương lai, thì vai trò của bố mẹ là vô cùng quan trọng. Một trong những cách hiệu quả là đọc sách và tìm hiểu tâm lý của trẻ, cũng như cách hành xử hiệu quả đề đồng hành với cảm xúc của con. Bộ sách “Kĩ năng giúp trẻ tư duy tích cực” của tác giả người Mỹ Joy Berry do NXB giáo dục Việt Nam xuất bản là một gợi ý cho bạn để hướng trẻ đến tư duy tích cực trong cuộc sống.

Tác giả Joy Berry là nhà văn, nhà giáo dục tiên phong đồng thời là một chuyên gia người Mỹ về sự phát triển của trẻ. Với hơn 250 đầu sách viết cho thiếu nhi, bán trên 85 triệu bản, bà được coi là “nhà phát minh ra dòng sách self-help cho trẻ”. “Joy Berry là người thấu hiểu trẻ em sâu sắc. Những cuốn sách của bà rất gần gũi, dễ hiểu, giúp trẻ biết chịu trách nhiệm về từng hành động, từng mối quan hệ của mình, từ đó chịu trách nhiệm hoàn toàn về chính cuộc sống của mình.” (Tập đoàn Scholastic)

Bộ sách “Kĩ năng giúp trẻ tư duy tích cực” của tác giả Joy Berry dành cho trẻ từ 5 đến 10 tuổi, đề cập đến những cung bậc cảm xúc đa chiều trong tâm hồn trẻ, dạy trẻ cách đối diện và xử lý những cảm xúc tiêu cực theo hướng tích cực. Khi chúng ta dạy trẻ nhận biết và hiểu được cảm xúc đến từ đâu, nên kiểm soát cảm xúc đó như thế nào, là chúng ta đang dạy trẻ một trong những kĩ năng thiết yếu nhất để thành công trong cuộc sống- giáo dục trí tuệ cảm xúc (EQ). Chắc chắn trẻ sẽ là em bé hạnh phúc và dễ dàng thành công trong tương lai nếu học được cách suy nghĩ và hành động tích cực ngay từ nhỏ.

Bộ sách gồm 13 cuốn:

1. Cùng chơi, thế mới vui!

2. Vui vẻ chấp nhận lời từ chối

3. Muốn được quan tâm, đừng nên vô tâm

4. Không ngại thất bại

5. Vượt qua nỗi thất vọng

6. Cư xử công bằng

7. Kiên trì, không nản chí

8. Để trở thành người tử tế

9. Dám nhận lỗi và sửa sai

10. Không sợ bị đau

11. Không có ai kém cỏi cả!

12. Khi nào nói “Không”, khi nào nói “Có”?

13. Chuyện nhỏ, đừng lo!

Mỗi cuốn sách xoay quanh những câu chuyện thân thuộc và những cảm xúc thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, nên bất cứ trẻ em nào đọc cũng sẽ thấy chính mình trong đó. 

Bộ sách “Kĩ năng giúp trẻ tư duy tích cực” đã được lựa chọn đưa vào giới thiệu trong các chương trình Giáo dục Cảm xúc và Xã hội (Social and Emotional Learing – SEL) tại nhiều trung tâm giáo dục và trường học ở Mỹ.

Bộ sách “Kĩ năng giúp trẻ tư duy tích cực” là những bài học bổ ích, thiết thực cho trẻ, góp phần giáo dục EQ và định hướng trẻ tư duy tích cực trong cuộc sống. Những câu chuyện tưởng chừng như đơn giản nhưng lại giúp các bạn nhỏ biết hướng đến cảm xúc tích cực, hạn chế cảm xúc tiêu cực, sống có trách nhiệm và biết quan tâm tới người khác hơn.

Theo Tiếng nói giáo viên

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thành phố cổ Petra, Jordan, là một trong 7 kỳ quan thế giới mới.

Thành phố cổ ẩn giấu nhiều bí ẩn

GD&TĐ - Petra, thành phố cổ kỳ bí nằm ở Tây Nam Jordan, là một trong 7 kỳ quan thế giới mới với những công trình chạm khắc từ đá sa thạch hồng.

Áp phích có hình chữ V ở Mỹ trong Thế chiến II.

Dấu hiệu chữ V có từ khi nào?

GD&TĐ - Một cử chỉ được thực hiện bằng cách giơ ngón trỏ và ngón giữa với lòng bàn tay hướng ra ngoài được gọi là 'dấu hiệu chữ V', biểu tượng chiến thắng.

Hoa sở nở rộ tạo ra những 'bức tường hoa' giữa núi rừng Bình Liêu.

Hoa sở phủ trắng núi rừng Bình Liêu

GD&TĐ - Khi mùa Đông đến cũng là lúc loài hoa sở mộc mạc, thanh khiết trên đỉnh núi cao huyện miền núi Bình Liêu (Quảng Ninh) bắt đầu nở rộ.