Nhiếp ảnh báo chí phục vụ hai nhiệm vụ chính: ghi chép thông tin và diễn đạt thông tin bằng nghệ thuật thị giác. Đã có nhiều bức ảnh báo chí xuất sắc không chỉ hoàn thành tốt vai trò cung cấp cho người đọc những góc nhìn trung thực, gay gắt và trực diện mà còn thể hiện kỹ thuật bắt khoảnh khắc dưới con mắt nghệ thuật của nhiếp ảnh gia.
Trong năm 2018 vừa qua, đã có nhiều hình ảnh báo chí ấn tượng, góp phần lan tỏa những câu chuyện xúc động và trực diện ra thế giới.
Phóng viên ảnh shahidul alam im lặng trong một lần ra tòa
Bức ảnh đen trắng này được nhiếp ảnh gia Ronney Sen đăng tải lên Facebook vào ngày 22/8. Trong ảnh là Shahidul Alam – phóng viên ảnh Bangladesh – với đôi mắt mở to, miệng anh bị ghì chặt bởi tay của một sĩ quan cảnh sát. Bức ảnh được chụp trong lần xuất hiện tại tòa đầu tiên của Alam sau khi bị bắt giữ đầu tháng đó.
Sau khi Alam chỉ trích vấn đề tham nhũng trong chính phủ Bangladesh với kênh truyền thông Al Jazeera TV và một video trên trang Facebook cá nhân, anh đã bị bắt vào đêm muộn bởi 20 đến 30 sĩ quan mặc thường phục ngay tại nhà riêng.
Vụ việc đã dấy lên làn sóng giận dữ và phản đối quốc tế. Alam đã bị giam giữ 102 ngày. Trong thời gian đó, anh được cho rằng đã bị đánh đập nhiều lần trước khi được tại ngoại.
Đây là một trong những bức ảnh báo chí quan trọng, làm nổi bật tình trạng chính trị bất ổn tại quốc gia này.
Angela Merkel nhìn chằm chằm xuống Donald Trump tại hội nghị thượng đỉnh G7
Ảnh: Jesco Denzel/Bundesregierung/Getty Images.
Vào ngày 9/6, thủ tướng Đức Angela Merkel đã chia sẻ trên tài khoản Instagram chính thức của mình một bức ảnh chụp bà và các vị lãnh đạo khác tại Hội nghị thượng đỉnh G7 Quebec.
Trong bức ảnh, các nhà lãnh đạo thế giới tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7 mang nhiều vẻ mặt khác nhau. Điểm đáng chú ý trong bức ảnh báo chí này chính là tư thế của hai nhà lãnh đạo hai cường quốc, thủ tướng Đức – bà Angela Merkel và tổng thống Mỹ – Trump.
Chỉ nhìn qua cách đứng và ngồi của hai nhà lãnh đạo, mọi người đoán rằng dường như đang có mâu thuẫn và căng thẳng rất lớn diễn ra giữa họ. Bên cạnh đó, biểu cảm của thủ tướng Trump cũng là một trong những lý do khiến bức ảnh trở nên nổi tiếng.
Triều Tiên cử một đội cổ vũ đến thế vận hội mùa đông ở Hàn Quốc
Ảnh: Damir Sagolj.
Đối với hầu hết các quốc gia, Thế vận hội là dịp mang lại vinh quang và niềm tự hào dân tộc. Nhưng đối với Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc, Thế vận hội mùa Đông 2018 có ý nghĩa chính trị đặc biệt, nhất là khi Hàn Quốc là nước đăng cai sự kiện.
Trong suốt năm 2017, căng thẳng tăng cao khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tiếp tục thử tên lửa tầm xa và công khai thể hiện những quan điểm đối lập với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Vì vậy, việc Jong-un bất ngờ quyết định mở cửa ngoại giao với nhà lãnh đạo Hàn Quốc Moon Jae-in ngay sau năm mới đã làm thay đổi không khí chính trị giữa hai quốc gia này.
Triều Tiên đã được bổ sung vào phút chót danh sách Thế vận hội mùa Đông Pyeongchang. Khi tham gia Thế vận hội tại Hàn Quốc, Triều Tiên đã cử một đoàn cổ vũ gồm hơn 200 người để cổ vũ cho 22 vận động viên thi đấu.
Trong bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Damir Sagolj, đội cổ vũ hay “đội quân xinh đẹp” – cái tên nhiều tờ báo dùng để gọi – vẫy những chiếc cờ Triều Tiên nhỏ trong trận chung kết trượt băng ngày 15/2.
Bức ảnh cho thấy đội cổ vũ có đội hình chặt chẽ rất đẹp nhưng cũng đầy ám ảnh. Đội hình này bị cô lập và được bảo vệ nghiêm ngặt để ngăn việc họ cố gắng trốn thoát khi ra nước ngoài. Danh tính của họ cũng bị hạn chế trước báo giới.
Tiến sĩ Christine Blasey Ford làm chứng tại phiên tòa của thẩm phán Brett Kavanaugh
Ảnh: Win McNamee.
Vào giữa tháng 9, giáo sư Tiến sĩ Christine Blasey Ford ở California đã tiết lộ với tờ Washington Postrằng cô chính là người phụ nữ vô danh đã buộc tội Ứng cử viên của Tòa án Tối cao – Thẩm phán Brett Kavanaugh – về tấn công tình dục.
Nhiếp ảnh gia báo chí Win McNamee đã ghi lại khoảnh khắc Tiến sĩ Ford đứng tuyên thệ về sự trung thực của lời khai trước tòa. Bức ảnh được căn chỉnh một cách hoàn hảo và chính xác, gợi liên tưởng về các bức tranh thời Phục hưng và Tân cổ điển.
Trong bức ảnh, hai luật sư của tiến sĩ Ford ngồi bên cạnh và nhìn bà, trong khi bà đứng hoàn toàn tập trung. Các yếu tố tiền cảnh và hậu cảnh trong bức ảnh cũng góp phần tạo nên bố cục đặc biệt.
Tiến sĩ Ford đưa bàn tay lên tuyên thệ, phía sau là một chiếc đồng hồ giống như mặt trời vàng lấp lánh, gợi liên tưởng tới vầng hào quang trong bức tranh của Jacques-Louis David.
Thời báo New York đăng những câu chuyện về cuộc khủng hoảng ở Yemen
Ảnh: Tyler Hicks
Ảnh: Lynsey Addario.
Hai bức ảnh báo chí này tuy kể câu chuyện không mới nhưng lại có tác động vô cùng mạnh mẽ với dự luận thế giới.
Vào ngày 26/10, New York Times đã công bố một báo cáo có tên The Tragedy of Saudi Arabia’s War – Bị kịch chiến tranh Arabia – có hình ảnh bìa là Amal, một cô bé Yemen 7 tuổi gầy trơ xương, hai ống tay nhỏ đặt trên lồng ngực, đầu bé nghiêng qua một bên. Chỉ vài ngày sau khi Times đăng tải hình ảnh, cô bé được thông báo là đã chết.
Trên trang bìa ngày 1/11 của New York Times Magazine, bà mẹ Mariam Hamdan, 20 tuổi, bế trên tay cô con gái một tuổi của mình bên hông. Đứa trẻ gầy rộc, tay và chân chỉ còn là những ống xương nhỏ xíu quắp lại. Một trong ba đứa trẻ Hamdan đã qua đời trước đó.
Tổng biên tập của tạp chí, ông Jake Silverstein, đã viết: “Chúng tôi không xem nhẹ quyết định công bố những hình ảnh đau khổ tột cùng này như vậy, đặc biệt là ngay trên trang bìa tạp chí, nhưng đôi khi chúng tôi tin rằng việc cho độc giả nhìn thấy và đối mặt với thực tế đau thương của thế giới là cần thiết”.
Neo-Nazis – tân phát xít ở Mỹ tạo biểu tượng phát xít bằng lửa sau khi tổ chức một cuộc mít tinh ở Newnan, Georgia
Ảnh: Go Nakamura.
Vào ngày 21/4, tại Draketown, Georgia, sau một cuộc biểu tình ở Newnan gần đó, các thành viên của Nationalist Socialist Movement (Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Quốc gia) đã đốt một hình chữ vạn – biểu tượng Phát xít cao chót vót.
Bức ảnh được ghi chép bởi Go Nakamura – một trong những nhiếp ảnh gia tại hiện trường.
Bức ảnh thể hiện tình trạng thù địch và căng thẳng ngày càng dâng cao giữa các nhóm và phe phái ngay trong lòng nước Mỹ thời gian gần đây, đặc biệt là sự thù địch liên quan tới vấn đề sắc tộc và tôn giáo.
Con tê giác trắng đực cuối cùng chết ở Kenya
Ảnh: Ami Vitale
Đây là một bức ảnh báo chí khắc họa ấn tượng về vấn đề bảo tồn động vật hoang dã.
Gần một thập kỷ trước, nhiếp ảnh gia National Geographic Ami Vitale lần đầu tiên gặp Sudan – một trong số ít những con tê giác trắng còn lại trên Trái đất. Tháng 3 này, cô phải nói lời chia tay và chụp những bức ảnh cuối cùng của Sudan tại Kenya.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực giúp Sudan sinh sản để duy trì loài tê giác trắng trong suốt 9 năm qua nhưng chúng ta đã không thành công.
Bức ảnh của người biểu tình Palestine
Ảnh: Mustafa Hassona.
Cuối tháng 3, người dân ở thành phố Gaza đã biểu tình chống lại sự cấm vận suốt 11 năm tại dải Gaza do Israel và Ai Cập thi hành. Việc cấm vận đã ngăn cản mua bán là lưu thông trong khu vực này.
Tháng 9 năm nay, Ngân hàng Thế giới báo cáo rằng cấm vận tại dải Gaza đã đẩy một nửa trong số 1,8 triệu người Palestine vào cuộc sống dưới mức nghèo đói.
Vào ngày 22/10, cuộc biểu tình của những người Palestine đã diễn ra để phản đối điều này. Nhiếp ảnh gia Mustafa Hassona đã chụp ảnh một người đàn ông trong cuộc biểu tình. Bức ảnh này được chú ý bởi bố cục gợi liên tưởng tới hai tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng.
Người đàn ông trong bức ảnh, A Ameded Abu Amro, 20 tuổi, đứng giữa làn khói cuồn cuộn bốc ra từ những chiếc lốp xe đang cháy. Anh vung tay trái để ném một khẩu súng cao su trong khi vẫy cờ Palestine bằng tay phải.
Laleh Khalili, Giáo sư tại Đại học SOAS London đã đăng một tweet so sánh giữa hình ảnh của Hassona và bức tranh nổi tiếng của Eugène Delacroix có tên Liberty Leading the People (1830).
Trong Liberty Leading the People, nhân vật Liberty cầm quốc kì Pháp hướng dẫn người dân tiến lên giành tự do. Một người người khác cũng đăng trên Twitter bức ảnh của Gian Lorenzo Bernini, một tác phẩm điêu khắc đột phá năm 1623.
Bức tranh khắc hoạ nhân vật David đang nghiêng mình giết chết Goliath bằng súng cao su. Bức ảnh báo chí này trở nên nổi tiếng không chỉ nhờ câu chuyện đặc biệt trong tấm ảnh mà còn nhờ bố cục và những yếu tố thị giác mà nhiếp ảnh gia đã ghi chép được.
Phụ nữ ở Buenos Aires ăn mặc như những người hầu gái từ sách của Margaret Atwood
Ảnh: Alejandro Pagni.
Vào ngày 5/8, một đoàn phụ nữ mặc áo choàng màu đỏ, đội mũ trắng như những nhân vật bước ra từ tiểu thuyết The Handmaid’s Tale. Những người phụ nữ diễu hành trong trang phục đặc biệt này để kêu gọi hợp pháp hóa phá thai ở Argentina. Phóng viên ảnh báo chí Alejandro Pagni đã đi theo đoàn người khi họ đang diễu hành.
Bộ trang phục này dựa trên cuốn tiểu thuyết của tác giả Atwood về một xã hội biến chất. Tại đó, phụ nữ bị xem như những cỗ máy sinh sản, kéo theo cuộc khủng hoảng về xã hội.
Không chỉ ở Argentina, hình ảnh phụ nữ ăn mặc trang phục hầu gái cũng đã xuất hiện ở những nơi khác như Austin, Washington, D.C., Dublin, Belfast và London.
Hình ảnh cuộc sống quay trở lại thành phố Mosul sau khi Isis bị đánh bại
Ảnh: Ivor Prickett.
Bức ảnh này năm trong bộ ảnh ghi chép lại cuộc sống của thành phố Mosul sau khi Nhà nước Hồi giáo tự xưng ISIS bị đẩy ra khỏi thành phố. Tác giả của bộ ảnh báo chí đặc biệt này là phóng viên ảnh Ivor Prickett.
Trong khoảng từ năm 2009 – 2019, nhiếp ảnh gia này từng có 9 tháng lăn lộn tại chiến trường Mosul. Khi quay trở lại thành phố vào mùa Xuân năm nay, anh đã vô cùng bất ngờ khi nhìn thấy hình ảnh của cuộc sống quay trở lại thành phố từng là chiến trường khốc liệt này.
Một Mosul tự do và yên bình của ngày xưa đã quay trở lại. Tuy nhiên, chiến tranh đã để lại nỗi ám ảnh quá sâu đậm trong tâm trí của người dân thành phố nên những hình ảnh của một cuộc sống vốn dĩ bình thường lại quá lạ lẫm với họ. Bộ ảnh của nhiếp ảnh gia báo chí Ivor Prickett chủ yếu ghi chép lại đời sống của người dân sau chiến tranh.
Người biểu tình ở Paris đụng độ với cảnh sát ngay trước Khải Hoàn Môn
Ảnh: Veronique De Viguerie.
Vào ngày 1/12 – cuối tuần thứ ba liên tiếp, những người biểu tình “áo vest vàng” của Paris đã xuống đường để phản đối dự luật tăng thuế nhiên liệu cho năm 2019.
Phóng viên ảnh báo chí Véronique de Viguerie, người gần đây đã giành giải thưởng Visa d hèOr, là tác giả của khoảnh khắc đặc biệt này tại Khải Hoàn Môn.
Gần đây, các cuộc biểu tình tại Paris đã chuyển sang bạo loạn. Những người biểu tình trong gilets jaunes (áo vàng) không ngừng đốt phá xe cộ, đập vỡ cửa kính, cướp bóc các cửa hàng và phun sơn lên công trình công cộng, trong đó có Arc de Triomphe Nott, bằng hình vẽ graffiti.
Mặc dù Tổng thống Emmanuel Macron và Thủ tướng Édouard Philippe tuyên bố rằng sẽ có những nỗ lực giảm thuế nhưng thành phố vẫn trong tình trạng căng thẳng và tạm thời đóng cửa nhiều địa điểm du lịch lớn như bảo tàng Musée du Louvre và Tháp Eiffel.
Bức ảnh em bé người Honduran gần biên giới Hoa Kỳ - Mexico
Ảnh: John Moore.
Vào ngày 13/6, một phóng viên ảnh báo chí của Getty Image, John Moore, đã đăng lên Instagram và Twitter hình ảnh một bé gái người Honduran đang khóc. Bức ảnh được chụp khi anh đang đi gần khu vực kiểm duyệt biên giới Mỹ. Em bé đứng khóc khi một cảnh sát người Mỹ rà soát mẹ của em đang đứng ngay bên cạnh.
Hai mẹ con thuộc một nhóm người, đa số là phụ nữ và trẻ em, vừa mới đặt chân đến biên giới Mỹ sau khi đi Rio Grande từ Mexico. Các hoạt động rà soát và kiểm tra biên giới ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn tại Mỹ sau khi chính quyền Trump tuyên bố chính sách không khoan nhượng với những người nhập cư bất hợp pháp.
Khi đăng bức ảnh này lên Instagram, nhiếp ảnh gia John Moore đã đề cập đến vấn đề chia rẽ con cái với cha mẹ trong thời gian chính phủ Mỹ chờ xét duyệt đơn xin tị nạn chính trị. Anh cũng nói thêm: “Bản thân là một người cha, bức ảnh này đặc biệt khó chụp đối với tôi”.
Thanh niên Venezuela tiến lên phía trước trong một đất nước đang khủng hoảng
Ảnh: The New York Times.
Kể từ năm 2014, hơn 2 triệu người Venezuela đã rời khỏi quốc gia này để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn. Vấn đề siêu lạm phát đã đạt đến ngưỡng kinh khủng – 830.000% kể từ tháng 10/2018.
Tháng 6/2019, The New York Times đã đăng tải câu chuyện về thanh niên quyết tâm không rời khỏi đất nước với tựa đề Những người ở lại, nổi bật trong số đó là bức ảnh của cặp vợ chồng trẻ, Javier và Solimar. Bức ảnh báo chí này đã nói lên tinh thần lạc quan, đầy hy vọng của những con người trẻ ở Venezuela khi đưa ra quyết định đi ngược lại với số đông.
Mặc dù nhiều người cố gắng tìm kiếm cơ hội ở những đất nước khác sau sự sụp đổ của ngành dầu lửa Venezuela và nạn tham nhũng của chính phủ, nhiều người vẫn ở lại quyết tâm phục dựng quê hương.
Tên lửa Spacex Falcon 9 thắp sáng bầu trời miền trung California
Ảnh: Justin Borja.
Vào tối muộn ngày 7/10, một vầng sáng rực rỡ đã thắp sáng bầu trời miền trung California. Bức ảnh này được chụp bởi Justin Borja, cho thấy hình ảnh Falcon 9 ở phía sau Cầu Cổng Vàng San Francisco.
Mặc dù Không quân đã cảnh báo người dân California rằng họ có thể thấy động cơ của tên lửa đang cháy trên bầu trời hoặc nghe thấy tiếng nổ, nhưng hình ảnh này đã khiến nhiều người bất ngờ và tò mò.
Phụ nữ Ả rập Saudi được phép lái xe lần đầu tiên sau hơn nửa thế kỷ
Ảnh: Tasneem Alsultan.
Bức ảnh báo chí này được chụp bởi nhiếp ảnh gia Tasneem Alsultan vào ngày 5/3, ghi lại hình ảnh phụ nữ Ả Rập Saudi lần đầu được học lái xe. Bức ảnh này nhanh chóng được chia sẻ trên Instagram và nhận được nhiều sự chú ý.
Tháng 6 năm ngoái, lần đầu tiên phụ nữ Ả Rập Saudi được phép xuống đường lái xe ô tô một cách hợp pháp kể từ năm 1957. Sự thay đổi này là quyết định của Hoàng tử Mohammed bin Salman, 32 tuổi, như một phần của kế hoạch cải cách kinh tế và xã hội có tên là Tầm nhìn 2030.
Phụ nữ ở Ả Rập Saudi đã bị thiệt thòi bởi sự giám hộ có nhiều hạn chế của luật pháp, nhưng những thay đổi chính sách gần đây đã cho họ được quyền lợi giống nam giới như tham dự các sự kiện như buổi hòa nhạc, trò chơi thể thao hay xem phim.
Người mẹ và hai đứa con cố gắng chạy thoát khỏi hơi cay tại biên giới Hoa Kỳ - Mexico
Ảnh: Kim Kyung Hoon.
Trong những tuần trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của nước Mỹ, Tổng thống Trump đã tăng cường các hoạt động phản đối người di cư và tị nạn.
Vào ngày 25/11, phóng viên ảnh báo chí Kim Kyung Hoon đã bắt được khoảnh khắc một bà mẹ đang cố gắng kéo hai đứa con của mình chạy thoát khói hơi cay từ quân đội Mỹ. Hình ảnh hai em bé vẫn còn quấn tã, một em chạy chân trần còn Mesa gắng sức kéo con của mình chạy đi đã gây ra ám ảnh.
Hình ảnh này xuất hiện vào cuối tuần lễ Tạ ơn, khi nhiều người Mỹ đang đoàn tụ bên gia đình, nên càng tạo ra làn sóng phản ứng mạnh mẽ.
Người mỹ gốc Somalia, Ilhan Omar, được bầu vào hạ viện Minnesota
Ảnh: Eric Miller.
Tháng 11/2019, người Mỹ đã bỏ phiếu cho hai phụ nữ Hồi giáo đầu tiên vào Quốc hội: Muff Ilhan Omar (Minnesota) và Muff Rashida Tlaib (Michigan).
Khoảnh khắc ăn mừng chiến thắng của Omar được chụp lại bởi nhiếp ảnh gia Eric Miller. Trong bức ảnh, cô hạnh phúc đón tin cùng với gia đình.
Omar là người tị nạn đến Hoa Kỳ cùng gia đình khi cô mới 12 tuổi. Bức ảnh của Miller có ý nghĩa truyền cảm hứng vô cùng mạnh mẽ, là lời hứa về giấc mơ Mỹ. Một cô bé có thể đến một đất nước mới để bắt đầu một tương lai khác và một ngày nào đó, cô hoàn toàn có thể trở thành một nhà lãnh đạo.
Bức ảnh báo chí này cũng trở nên vô cùng đặc biệt trong bối cảnh hiện tại của nước Mỹ. Hai năm gần đây, chính quyền Trump đã ban hành lệnh cấm du lịch đối với bảy quốc gia đa số là Hồi giáo, bao gồm cả Somalia.