Giáo dục đổi thay cùng với xây dựng nông thôn mới ở xã khó khăn Đại Sơn

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, Đại Sơn hoàn thành  tiêu chí NTM, lấy đây làm điểm tựa phát triển giáo dục.

Giáo dục đổi thay cùng với xây dựng nông thôn mới ở xã khó khăn Đại Sơn
Giáo dục đổi thay cùng với xây dựng nông thôn mới ở xã khó khăn Đại Sơn

Diện mạo nông thôn mới

Xã Đại Sơn đang ngày càng thay đổi diện mạo, bộ mặt nông thôn mới đã dần khẳng định sức sống vươn lên mạnh mẽ với đường làng, ngõ xóm rộng mở. Dọc theo trục đường trung tâm xã, nhà cửa khang trang mọc lên san sát, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Khi kinh tế - hội có những đổi thay hết sức tích cực như trên cho thấy đời sống người dân nông thôn nơi đây đã khấm khá hơn nhiều. Niềm vui lớn cùng niềm vui, dân no đủ, xã giàu mạnh, dân và chính quyền cùng chung tay lo cho giáo dục.

Ông Lê Hoàn - Chủ tịch UBND xã cho biết: Chúng tôi luôn xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ trọng tâm mang tính dài hạn, quyết định sự phát triển của một vùng quê nghèo. Rõ điều đó, trong quá trình triển khai, cấp ủy, chính quyền xã thực hiện triệt để phương châm "Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, Nhà nước hỗ trợ, cấp ủy, chính quyền đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; Mặt trận Tổ quốc xã cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động nhân dân chung tay xây dựng NTM.

Để thực hiện việc này, cấp ủy chính quyền xã đã quán triệt nguyên tắc "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”. Điều này tạo sự đồng thuận, sự chung tay góp sức của nhân dân, công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về xây dựng NTM được Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM xã quan tâm triển khai, phổ biến đến cán bộ, đảng viên và nhân dân bằng nhiều hình thức, giúp cho cán bộ và nhân dân hiểu rõ hơn mục đích, nội dung, tư tưởng chỉ đạo để nhân dân chủ động tham gia.

Cây quế, một trong những loại lâm sản tạo thu nhập cho người dân xã Đại Sơn.

Cây quế, một trong những loại lâm sản tạo thu nhập cho người dân xã Đại Sơn.

Ban Chỉ đạo XDNTM xã phát động Phong trào thi đua "Toàn dân chung tay XDNTM”, hoạt động "Ngày thứ Bảy cùng dân”; Phong trào "Lắng nghe dân nói và giữ gìn vệ sinh môi trường sống”, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Hàng năm, xã tổ chức hội nghị lồng ghép để đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí và biểu dương, khen thưởng các gia đình, cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua XDNTM. Từ đó, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trên toàn xã, với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm".

Góp phần đổi thay giáo dục

Nói và làm, Đại Sơn đã huy động sự vào cuộc của các cấp ủy chính quyền, tranh thủ sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước” để xây dựng mới và chỉnh trang, nâng cấp các công trình như: đường giao thông, trường học, sân vận động, nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn, hệ thống điện, hố thu gom rác thải… Các thôn đã tập trung phát triển mô hình kinh tế trang trại tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, nhiều cá nhân đã có đóng góp ủng hộ phong trào xây dựng NTM. Những nỗ lực trên đã tạo đổi thay cho giáo dục địa phương.

Hiện xã Đại Sơn có 1 trường mầm non và 1 trường Phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS. Các nhà trường đã chú trọng nâng cao chất lượng dạy học, tăng tỉ lệ học sinh khá giỏi, tăng cường mũi nhọn và giảm học sinh yếu kém. Đã có biện pháp để không còn học sinh bỏ học và nâng cao tỉ lệ chuyên cần. Nhất là chủ trương hoàn thành xây dựng về về đích NTM của xã. Tạo động lực phấn đấu thi đua nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ của mỗi cá nhân trong nhà trường, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền xã hội hóa giáo dục.

Niềm vui đón chào năm học mới của cô trò Trường PTDTBT TH&THCS Đại Sơn.

Niềm vui đón chào năm học mới của cô trò Trường PTDTBT TH&THCS Đại Sơn.

Xây dựng NTM cũng giúp vị thế của người thầy, của nhà trường được nâng lên, nhân dân tin tưởng và ủng hộ hơn trong sự nghiệp giáo dục. Chính nhờ làm tốt công tác này mà việc huy động mọi nguồn lực để tăng cường cơ sở vật và mang lại hiệu quả giáo dục cao. Đây cũng là hiệu quả của việc làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên nhân viên để có nhận thức đúng đắn các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục trên địa bàn của xã.

Trên đà xây dựng NTM, Đại Sơn đang nỗ lực xây dựng trường Chuẩn quốc gia và Thư viện tiên tiến. Đặc biệt, đẩy mạnh triển khai hiệu quả Chương trình GDPT 2018. Tuyên truyền để học sinh và cha mẹ học sinh đồng hành cùng ngành giáo dục tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình. Các nhà trường lựa chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, có kinh nghiệm để tham gia chương trình dạy học thay sách, căn cứ vào đội ngũ của đơn vị, chia sẻ với khó khăn chung của toàn ngành.

Với mục tiêu lấy phát triển kinh tế - xã hội làm đòn bẩy để xây dựng NTM, xã Đại Sơn đã xây dựng, ban hành nhiều cơ chế khuyến khích, nhất là phát triển lâm nghiệp. Nâng cao giá trị thu nhập bình quân cho người dân. Kinh tế phát triển chính là điều kiện thuận lợi để Đại Sơn đầu tư cho xây dựng các công trình, hạng mục hạ tầng cơ sở của xã. Quyết tâm hoàn tất thủ tục trình UBND tỉnh xét công nhận xã đạt chuẩn NTM trong năm 2023, tạo nền tảng để giáo dục phát triển đáp ứng yêu cầu học tập của người dân trong xã. - Chủ tịch UBND xã Lê Hoàn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.