Giáo dục ĐH ở châu Âu xuống cấp

Giáo dục ĐH ở châu Âu xuống cấp

(GD&TĐ) – Estelle Borrell khao khát làm việc trong ngành luật kể từ khi còn là một thiếu niên, thời điểm cô thực tập tại một tòa án ở Versailles, Pháp. “Những luật sư trong bộ áo choàng đen với tôi giống như các vị thần” – cô gái Pháp 24 tuổi cho biết.

Giáo dục ĐH tụt dốc

Borrel học luật tại ĐH Vienna – nơi cô ao ước đam mê của mình sẽ trở thành hiện thực tại một tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, cô đã bất ngờ khi bắt đầu làm việc tại một công ty luật ở Vienna, Áo.

“Tôi biết cách giải quyết các vụ án trên giấy tờ, nhưng khi tôi vào công ty luật này thì thực tế lại khác” – Borrell nói – “Sếp của tôi yêu cầu tôi gọi một thẩm phán và tôi không biết làm thế nào. Tôi thậm chí còn không đủ từ vựng cần thiết để thực hiện một cuộc gọi đơn giản”.

Estelle Borrell, 24 tuổi, thăm một hội chợ việc làm ở Paris, Pháp
Estelle Borrell, 24 tuổi, thăm một hội chợ việc làm ở Paris, Pháp

Borrell – cô gái đã quay trở lại Pháp để tìm việc trong khi tiếp tục học luật tại Paris - đã thấy ngay được điều mà các nhà giáo dục, các ngành nghề và chính phủ ở châu Âu đang từ từ thừa nhận khi quá trình toàn cầu hóa tạo ra sự cạnh tranh gay gắt và cuộc khủng hoảng kinh tế khiến cho giới trẻ thất nghiệp ngày càng tăng, đó là các trường ĐH của châu Âu, trong đó có nhiều trường được thành lập từ thời Trung Cổ, không trang bị hiệu quả cho SV để họ có thể đáp ứng nhu cầu của thế giới trong thế kỷ 21.

Phương pháp giảng dạy lỗi thời, phòng học quá đông đúc và thậm chí cả những chiếc cửa sổ vỡ cũng khiến cả GV và SV phải thường xuyên phàn nàn tại các trường ĐH của Pháp, thậm chí ngay cả ở Sorbonne, một trong những trường ĐH cổ kính và nổi tiếng nhất châu Âu. Các lớp học thường bắt đầu bằng việc tìm kiếm những chiếc ghế trống trong lớp học dành cho 20 SV thì có tới hơn 40 SV vào ngồi. Đôi khi SV buộc phải ngồi lên bàn hay trên sàn nhà. 

Gần đây, một nhóm giảng viên tại ĐH Paris đã công bố một bức thư gửi Bộ trưởng Giáo dục Pháp trên tờ Liberation để nói lên sự thất vọng của mình, đồng thời kêu gọi một cuộc cải cách, phân quyền kiểm soát cho các trường ĐH.

Tại Tây Ban Nha – nơi các trường ĐH đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ - hiệu trưởng của khoảng 50 ĐH quốc lập, gần đây đã có một tuyên bố chung cảnh báo về “sự suy yếu không thể cứu vãn” trong ngành giáo dục khi cuộc khủng hoảng càng khiến cho các cơ sở giáo dục ngày càng khó khăn và đe dọa sự phục hồi của nền kinh tế.

Vấn đề đã được nhận diện

Ủy ban châu Âu, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Liên đoàn chủ doanh nghiệp châu Âu đều đã tiến hành nghiên cứu để xem xét vì sao các trường ĐH ở châu lục này lại đang suy yếu. Nghiên cứu này nhằm tìm cách giúp cho các SV tốt nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các ông chủ và hy vọng cải thiện được triển vọng việc làm cho những SV châu Âu sau khi tốt nghiệp.

Sự thất bại của các trường ĐH châu Âu cũng phản ánh sự yếu kém trong bảng xếp hạng các trường trên thế giới của ĐH Giao Thông Thượng Hải đưa ra hàng năm, theo đó chỉ có 2 trường ĐH ở châu Âu là Oxford và Cambridge là nằm trong top 20.

Công tác giảng dạy thất bại tại trường ĐH ở châu Âu cũng ngày càng gây chú ý.

Một nghiên cứu gần đây ở Anh cho thấy số SV tốt nghiệp ngày càng tăng không tìm được công việc theo đúng trình độ. Cuộc khảo sát Futuretrack của Viện nghiên cứu Việc làm thuộc ĐH Warwick chỉ ra rằng số SV tốt nghiệp không có được việc làm tương xứng trong 2 năm sau khi tốt nghiệp đã gần tăng gấp đôi lên con số 40% so với 10 năm trước.

Nguyên nhân có thể là do cuộc khủng hoảng kinh tế châu Âu, nhưng các chuyên gia nói rằng vấn đề cũng nằm ở chính các trường ĐH – nơi bị cho rằng truyền đạt lý thuyết trừu tượng ít gắn với thực tế.

Mặc dù tỷ lệ SV thất nghiệp sau khi rời trường học là 5,4%, thấp hơn nhiều so với số thanh niên thất nghiệp nói chung, nhưng chương trình tại trường ĐH “thường phản ứng một cách chậm chạp với nhu cầu liên tục thay đổi của nền kinh tế” – Phát ngôn viên của Ủy ban GD châu Âu Denniss Abbott cho biết. Ông cho rằng các khóa học nên được chỉnh sửa theo nhu cầu của thị trường lao động, có sự tư vấn tốt hơn về việc lựa chọn khóa học và SV nên có nhiều cơ hội để phát triển các kỹ năng doanh nhân và các kỹ năng liên quan tới công việc khi còn đi học.

Số liệu từ Ủy ban châu Âu cho thấy sự chênh lệch giữa châu Âu và Mỹ trong vấn đề chi tiêu cho giáo dục ĐH, một yếu tố đã được xác định là nguyên nhân khiến cho các trường ĐH châu Âu kém hiệu quả.

Tổng số chi tiêu từ nguồn nhà nước và tư nhân cho GD bậc cao ở Liên minh châu Âu chiếm 1,3% GDP, so với 3,3% tại Mỹ - theo con số năm 2008 mà Ủy ban châu Âu đưa ra. Tính theo đầu SV, thì một SV châu Âu được chi 7.800 euro, trong khi đó một SV Mỹ được chi tới 36.500 euro.

Phương Hà (Theo AP)

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ