Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh qua những câu chuyện về Bác

GD&TĐ - Thời gian qua, công tác giáo dục về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được các trường học đẩy mạnh. Việc giáo dục học sinh qua những câu chuyện về Bác Hồ được duy trì thường xuyên, nền nếp.

Học sinh Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo (Hạ Long, Quảng Ninh)
Học sinh Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo (Hạ Long, Quảng Ninh)

Hội thi kể chuyện “Bác Hồ

Hội thi kể chuyện “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” là buổi sinh hoạt ngoại khóa được tổ chức hàng năm của Trường THPT Nguyễn Đức Thuận (Nam Định) nhằm giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho học sinh; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Mở đầu hội thi, thí sinh Phạm Ngọc Yên - học sinh lớp 11A4 gây ấn tượng với khán giả bằng câu chuyện “Con đường cách mạng vô sản”. Với lối kể chuyện truyền cảm, sâu lắng kết hợp hài hòa với phần diễn xuất phụ họa, thí sinh đã thêm một lần ca ngợi, tôn vinh con đường cách mạng vô sản chân chính mà người đã lựa chọn.

Tiếp nối sự thành công của thí sinh Phạm Ngọc Yên, qua những câu chuyện: “Bác Hồ với thanh niên”, “Đêm ba mươi Tết”..., nhiều thí sinh đã tạo được ấn tượng, được ban giám khảo và khán  giả ghi nhận, đánh giá cao. Các câu chuyện truyền cảm với phần diễn xuất phụ họa rất khéo léo, tinh tế đã cho thấy được sự chuẩn bị chu đáo tiết mục tham gia của các chi đoàn.

Những câu chuyện chân thực, xúc động ca ngợi tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng nhân ái, vị tha, nếp sống giản dị của vị Cha già kính yêu của dân tộc và truyền tải nhiều thông điệp có ý nghĩa sâu sắc: những giá trị, chân lý tốt đẹp của Bác kính yêu vẫn còn sáng mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam.

Và mỗi học sinh- chủ nhân tương lai của đất nước cần rèn luyện cho mình bản lĩnh vững vàng, luôn gian lao chẳng quản, khó khăn chẳng sờn, đóng góp công sức, trí tuệ của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Sau mỗi câu chuyện kể, các thí sinh đều phân tích về ý nghĩa, rút ra bài học và liên hệ sâu sắc với tình hình thực tế ở nhà trường, bản thân trong việc học tập, rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu theo gương Bác. Trong phần trả lời câu hỏi của ban giám khảo, các thí sinh đều liên hệ với vấn đề thực tế hiện nay như: sự đoàn kết làm nên sức mạnh của tập thể, chia sẻ khó khăn với bạn bè trong lớp, thắp lên ngọn lửa của sự tử tế trong toàn xã hội…

Cô Trần Thị Thúy- Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Đức Thuận cho biết: Trong những năm qua, nhà trường luôn quan tâm đến việc giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh. Trong đó, việc học tập và làm theo Bác là phương pháp tốt nhất để thực hiện nội dung giáo dục này.

Nhà trường cũng duy trì Hội thi kể chuyện “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” nhằm giúp mỗi học sinh có thêm động lực rèn luyện, học tập được những đức tính quý báu của Người để vươn lên học tập tốt, biết yêu thương, sống gắn bó chan hòa với mọi người xung quanh.  Những câu chuyện kể và các phần thi đầy tâm huyết của các chi đoàn là những tư liệu quý giá, những học liệu sinh động, góp phần nâng cao chất lượng học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong nhà trường.

Hội thi kể chuyện “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” Trường THPT Nguyễn Đức Thuận
Hội thi kể chuyện “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” Trường THPT Nguyễn Đức Thuận

Xây dựng "Tủ sách Bác Hồ" trong trường học

Tại Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo (Hạ Long, Quảng Ninh), tủ sách Bác Hồ được đặt tại vị trí trang trọng trong thư viện. Các ấn phẩm tuyên truyền về Chủ tịch Hồ Chí Minh như sách, truyện, bài hát, phim, ảnh, các mẩu chuyện về tình huống ứng xử của Bác, tư liệu quý về Bác thu hút được đông đảo giáo viên, học sinh đến tìm hiểu, học tập.

Cô Lê Thị Thanh Hương- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, cho biết: Từ nhiều năm nay, nhà trường luôn quan tâm đến việc giáo dục về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho học sinh,  thực hiện lồng ghép dạy những câu chuyện kể về Bác qua các môn học có liên quan, như tiếng Việt, Lịch sử.

Trong những bài giảng trên lớp, các thầy cô truyền đạt các nội dung trong tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống cho học sinh”, lồng ghép trong tiết chào cờ đầu tuần, các buổi sinh hoạt lớp, hoạt động Đoàn, Đội, Nhà trường cũng đã xây dựng góc trang trí, tuyên truyền bằng hình ảnh, bằng những mẩu thông tin ngắn về cuộc đời và sự nghiệp của Bác trong trường học.

Việc truyền đạt tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống cho học sinh” có giá trị giáo dục đạo đức, lối sống thiết thực, ý nghĩa đối với cả học sinh và giáo viên. Trong quá trình nghiên cứu tài liệu, giáo viên có cơ hội thấm nhuần những bài học của Bác về giáo dục đạo đức; thêm kỹ năng và kinh nghiệm trong quá trình giáo dục học sinh.

Bà Nguyễn Thị Thúy- Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ninh cho biết: Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", những năm học gần đây, ngành GD&ĐT Quảng Ninh đã phát động các nhà trường xây dựng "Tủ sách Bác Hồ" với đa dạng đầu sách, phục vụ cho việc giáo dục học sinh.

Đồng thời, chỉ đạo các trường học sử dụng tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống cho học sinh” theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT để giảng dạy trong các cấp học. Trên cơ sở này, các nhà trường đều bố trí thời lượng, lồng ghép trong chương trình chính khóa và ngoại khóa các nội dung giáo dục, tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; những câu chuyện và bài học từ tấm gương của Bác.

Các cơ sở giáo dục trong tỉnh còn thường xuyên tổ chức phát thanh, viết bài, diễn đàn, cuộc thi trực tuyến “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, bài báo về học tập và làm theo Bác; giới thiệu trang tin Hochiminh.vn tới nhà giáo, người học để nghiên cứu, tham khảo, học tập và làm theo Bác.

Sở GD&ĐT Quảng Ninh đã chỉ đạo 100% đơn vị trực thuộc, các phòng GD&ĐT thực hiện chuyên đề “Học Bác lòng ta trong sáng hơn”. Các hoạt động này đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh về trách nhiệm của mỗi tập thể, cá nhân trong việc tu dưỡng, rèn luyện để trở thành công dân có ích, đấu tranh phê phán, ngăn chặn, đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội, nhất là ở một bộ phận thế hệ trẻ; nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, thúc đẩy động cơ phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của các em.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.