Giáo dục đạo đức cho HS: Vai trò lớn của khoa học tâm lý giáo dục

GD&TĐ - Hàng ngày trên những trang báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng những thông tin về tình trạng bạo lực được đưa hàng ngày đôi khi làm chúng ta giật mình, sửng sốt. Không ít những sự việc đau lòng đã xảy ra trong thế giới tuổi teen - thế hệ tương lai của đất nước.

Giáo dục đạo đức cho HS: Vai trò lớn của khoa học tâm lý giáo dục

Trong thời buổi toàn cầu hóa, hành vi vi phạm đạo đức của học sinh, sinh viên do nhiều nguyên nhân. Nhưng cũng phải nghiêm khắc thừa nhận rằng ngành GD-ĐT chưa chú ý đúng mức đến giáo dục đạo đức học sinh trong các nhà trường, đội ngũ nhà giáo chưa có kỹ năng giáo dục đạo đức học sinh.

Có thể nói, giáo dục học sinh có rất nhiều cách, nhiều hình thức nhiều con đường... Song dù bất cứ cách nào, hình thức nào mà chủ thể giáo dục không hiểu biết khoa học tâm lý giáo dục, không có kỹ năng ứng dụng khoa học tâm lý giáo dục vào việc giáo dục học sinh thì hiệu quả giáo dục học sinh thấp là không tránh khỏi.

Nhà tâm lý học nổi tiếng Brian đã nói: “Tiềm năng của một người trung bình giống như một đại dương bao la, một lục địa mới chưa được khám phá đó là cả một thế giới trong ta, khả năng đang chờ giải phóng và hướng tới nhiều điều tốt đẹp”.

Khám phá cái thế giới tinh thần mênh mông bao la đó phải chăng chính là chức năng của khoa học tâm lý giáo dục hứng thú và nhuệ khí của con người chỉ có thể được khơi dậy khi bắt mạch đúng tâm lý lứa tuổi. Trong các nhà trường, nếu thầy cô giáo hiểu biết về tâm lý lứa tuổi, biết tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với tâm lý học sinh chắc chắn sẽ khơi dậy nhiệt huyết, lòng đam mê, hứng thú học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên.

Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa xã hội phát triển với tốc độ chóng mặt nên cách nhìn, cách hiểu và cách dạy của người thầy phải luôn luôn đổi mới. Nói như thế để thấy rằng trách nhiệm của người thầy giáo ngày nay nặng nề lắm, thử thách quyết liệt lắm.

Sự nghiệp trồng người đang đặt lên vai những người thầy trọng trách vô cùng lớn lao. Người thầy ngày nay phải là người có hành trang kiến thức luôn luôn mới, luôn luôn sáng xứng tầm phát triển của đất nước, đúng chuẩn đạo đức của một xã hội phát triển trong xu thế toàn cầu hóa và xứng đáng với sự tôn vinh của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.

Khoa học tâm lý giáo dục không chỉ cần thiết đối với các nhà giáo mà cũng rất cần đối với mọi người ở mọi độ tuổi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong xu thế toàn cầu hóa này đòi hỏi mọi người cần hiểu biết về tâm lý học đối xử với nhau nhẹ nhàng, tế nhị, lịch thiệp, có văn hóa. Cách ứng xử phản ánh trình độ văn hóa của mỗi người, mỗi dân tộc. Còn cách thức để con người sống chung và làm việc chung với người khác là đối nhân xử thế đúng tâm lý. Được như vậy, đạo đức học đường sẽ rất tốt đẹp và xã hội sẽ bớt đi bao điều nhức nhối, đau lòng.

Nhà tâm lý học nổi tiếng Brian đã nói: “Tiềm năng của một người trung bình giống như một đại dương bao la, một lục địa mới chưa được khám phá đó là cả một thế giới trong ta, khả năng đang chờ giải phóng và hướng tới nhiều điều tốt đẹp”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ