Giáo dục đạo đức cho học sinh qua những câu chuyện về Bác

Giáo dục đạo đức cho học sinh qua những câu chuyện về Bác

Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục tấm gương đạo đức Bác Hồ đối với học sinh tiểu học, những năm qua nhà trường xây dựng và triển khai sâu rộng cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với các phong trào thi đua của ngành.

Việc giáo dục học sinh học tập và làm theo Bác được nhà trường thực hiện với nhiều hình thức phong phú như tuyên truyền lồng ghép các nội dung trong giờ sinh hoạt đầu tuần, buổi sinh hoạt lớp, hoạt động Đội, trong giảng dạy môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Ngoài ra, nhà trường cũng phát động phong trào sưu tầm những tư liệu, mẩu chuyện kể về tấm gương đạo đức của Bác để các em cùng chia sẻ trong giờ học thư viện.

“Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống cho học sinh” là một trong những bộ sách được giáo viên các trường sử dụng thường xuyên và có tác động mạnh mẽ đến ý thức, hành vi của học sinh. Việc tuyên truyền, khích lệ học sinh học tập, làm theo những đức tính cao đẹp trong mỗi câu chuyện có trong “Tủ sách Bác Hồ” không chỉ góp phần phát triển văn hóa đọc ở nhà trường, mà còn là giải pháp thiết thực về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Thủ đô.

Giáo dục đạo đức cho học sinh qua những câu chuyện về Bác ảnh 1
Học sinh Trường Tiểu học Trần Quốc Toản học những câu chuyện về Bác.

Cô Nguyễn Thị Bích Huyền - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ái Mộ (quận Long Biên, Hà Nội) cho hay: Bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” được biên soạn và xuất bản nhằm hướng tới giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh các cấp học.

Không chỉ là bài học về đạo đức, lối sống, bộ sách đã gắn bài học với những câu chuyện sinh động về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ, với cuộc sống, công việc, sinh hoạt, vui chơi gần gũi, quen thuộc của mỗi em học sinh lúc ở trường, khi về nhà. Do đó, các bài học có sức cuốn hút học sinh, khiến các em tự nhiên mà thấm nhuần, tiến bộ.

Ngoài việc tổ chức giới thiệu sách, nhà trường còn lồng ghép nội dung này vào môn đạo đức, tổ chức cho học sinh tìm hiểu về Bác, trong đó đặc biệt coi trọng nội dung liên hệ thực tế. Qua đó, việc học tập Bác không chỉ dừng lại ở việc “học”, mà còn được nâng lên ở mức độ “làm theo” và được cụ thể hóa bằng việc làm thiết thực tại nhà trường, gia đình và xã hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.