Trường học đóng cửa khiến nhiều trẻ em suy dinh dưỡng

GD&TĐ - Khi các trường học trên khắp thế giới đóng cửa chống dịch, nhiều trẻ em phải dừng việc học. Không chỉ vậy, nhiều em đối mặt với khủng hoảng dinh dưỡng vì bỏ lỡ bữa ăn đôi khi là duy nhất của chúng.

Một cậu bé mang thực phẩm do Chương trình Lương thực Thế giới của LHQ cung cấp ở Raqqa, Syria  - về nhà.
Một cậu bé mang thực phẩm do Chương trình Lương thực Thế giới của LHQ cung cấp ở Raqqa, Syria - về nhà.

Ngay cả những trẻ em chưa bị suy dinh dưỡng trước đại dịch, việc bỏ bữa ăn ở trường vốn được xem là nguồn dinh dưỡng quan trọng, đã khiến các em có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe cao hơn nhiều vào thời điểm cơ thể và trí não các em đang phát triển.

Giám đốc Chương trình bữa ăn học đường Carmen Burbano của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho biết hậu quả là rất phổ biến và nhiều trẻ phụ thuộc vào thức ăn ở trường có nguy cơ cao bị thiếu hụt 3 vi chất dinh dưỡng chính: Sắt, Kẽm và Vitamin A.

Những điều này đặc biệt quan trọng vì chúng liên quan đến khả năng nhận thức của các em. Bà nói: “Vì vậy, các em không chỉ bị suy dinh dưỡng mà còn ít được hưởng lợi từ GD hơn. Điều này có nghĩa là nhiều trẻ em sẽ rất gầy và thiếu chất dinh dưỡng cần thiết khi lớn lên, các tác động đặc biệt liên quan đến trẻ em gái và thanh thiếu niên.

Bà Burbano nói với The National: “Bé gái có nhu cầu về chất dinh dưỡng đặc biệt, nhất là về sắt vì các em sắp có kinh nguyệt và cần các dinh dưỡng bổ sung để có thể tiếp tục khỏe mạnh”.

Đầu tuần qua, WFP và Unicef cho biết cho biết hơn 39 tỷ bữa ăn ở trường học đã bị bỏ lỡ trong thời gian đại dịch. Khoảng 370 triệu trẻ em trên toàn thế giới đã bỏ lỡ trung bình 40% bữa ăn ở trường và những trẻ bị suy dinh dưỡng đã bỏ lỡ những bữa ăn quan trọng thường được thiết kế đặc biệt cho các cơ quan của LHQ hỗ trợ và thiết kế để tìm cách lấp chỗ trống. Đôi khi đây là bữa ăn duy nhất mà một đứa trẻ có trong ngày.

Tuy nhiên, các vấn đề xuất phát từ việc này còn rộng hơn nhiều so với việc một đứa trẻ bị nhẹ cân và không chỉ giới hạn ở những nước nghèo nhất thế giới. Béo phì cũng có thể là một vấn đề lớn khi các gia đình có thu nhập thấp mua thực phẩm rẻ hơn nhưng không lành mạnh hơn.

“Ở những gia đình nghèo, đôi khi họ cũng cố gắng tiết kiệm tối đa ngân sách gia đình và mua ít thực phẩm dinh dưỡng hơn. Vì vậy, ở trường, các em nhận được những thứ mà ở nhà không có như trái cây và rau, các em sẽ có nhiều protein hơn và có chế độ ăn uống đa dạng hơn” – theo bà Burbano.

Viện trợ từ WFP không chỉ đến từ nguồn cung cấp thực phẩm mà còn là các chất bổ sung và hướng dẫn về lối sống lành mạnh. Bà Burbano cho biết các chương trình thực phẩm học đường thường dạy trẻ em ăn uống lành mạnh hơn, một vấn đề quan trọng ở các nước có thu nhập trung bình và cao.

“Ở các gia đình không được ăn uống đầy đủ, các em cũng có thể béo phì do họ không thực sự biết thế nào là dinh dưỡng tốt” – bà nói.

Trong tương lai, các cơ quan của LHQ muốn các trường học mở cửa trở lại càng sớm càng tốt. Bằng chứng cho thấy ở các gia đình nghèo, tiền ăn ở trường tương đương với 12% thu nhập của hộ gia đình mỗi tháng.

Theo The National news

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.