Nhật Bản thắt chặt quản lý để hạn chế SV nước ngoài “biến mất“

Nhiều SV nước ngoài "biến mất" khỏi ĐH Phúc lợi Tokyo.
Nhiều SV nước ngoài "biến mất" khỏi ĐH Phúc lợi Tokyo.

Nhiều SV biến mất khỏi trường ĐH

Năm 2017, Bộ Tư pháp Nhật Bản cho biết hàng chục SV nước ngoài đã đăng ký vào các trường ĐH nhưng vẫn ở lại Nhật Bản sau khi visa hết hạn. 

Một sự việc gây chú ý vào tháng 3 năm nay khi hơn 700 SV nước ngoài biến mất khi họ ngừng tham gia các lớp học tại ĐH Phúc lợi Tokyo và nhà trường không thể liên lạc với họ trong gần nửa năm.

Do thiếu tiền, ĐH Phúc lợi Tokyo đã thu hút hơn 5.000 SV có được visa sau khi đăng ký chương trình nghiên cứu tiền ĐH cho SV “không thường xuyên”.

Chương trình ĐH trên được nhận trợ cấp công cộng để tăng số SV nước ngoài trong các trường ĐH. Trong một cuộc phỏng vấn với báo giới sau khi bị bắt, người sáng lập nhà trường Tsuneo Nakajima cho biết ông muốn thu được 36 triệu USD trong 4 năm học thông qua hệ thống này.

Chính phủ Nhật Bản đã phản ứng với bê bối trên bằng cách cam kết nâng cao các tiêu chuẩn đối với SV trong tương lai, rút ngắn thời hạn visa SV và buộc các trường ĐH phải chịu trách nhiệm đối với SV mất tích.

Kiểm soát chặt chẽ hơn

Cơ quan Dịch vụ Di trú Nhật Bản có kế hoạch kiểm soát chặt chẽ hơn và đang xem xét giảm thời gian thị thực SV từ 4 năm 3 tháng xuống còn 1 năm. Động thái này nằm tăng khả năng theo dõi SV vì họ sẽ phải nộp đơn xin gia hạn visa mỗi năm.

Những hình phạt nghiêm khắc cũng sẽ được áp dụng đối với các nhà cung cấp dịch vụ GD để mất liên lạc với một số lượng lớn SV quốc tế của mình – chính phủ Nhật cho biết trong một tuyên bố.

Trong số các biện pháp tăng cường, Bộ GD Nhật Bản có kế hoạch xem xét các trường có tỷ lệ SV bỏ học cao và đưa ra chỉ dẫn để các trường này phải cải thiện được tình hình. Những trường không thực hiện được sẽ bị coi là “thiếu sự quản lý đúng đắn đối với SV” và sẽ bị Bộ Tư pháp điều tra thêm.

Ngoài ra, Bộ GD sẽ công khai các trường dạy nghề có tới 80% SV nước ngoài. Một cuộc khảo sát ban đầu cho thấy gần một nửa các trường dạy nghề đều có lượng SV nước ngoài cao. Bộ GD cho biết các trường sẽ phải báo cáo về mức độ thành thạo tiếng Nhật, nội dung GD và SV sẽ làm gì sau khi học xong.

Theo University World News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.