Giáo dục Philippines chìm trong khủng hoảng

GD&TĐ - Cuối tháng 6, Philippines ghi nhận hơn 9 triệu HS ở cả trường tư thục và công lập đăng ký học trực tuyến cho năm học 2020 - 2021. Những vấn đề lâu nay của giáo dục Philippines đã xuất hiện thêm những khó khăn do việc chuyển sang giảng dạy trực tuyến.

Rừng Uttarakhand cung cấp 1,3 triệu tấn lá thông khô mỗi năm.
Rừng Uttarakhand cung cấp 1,3 triệu tấn lá thông khô mỗi năm.

Khoảng 5 triệu trẻ em có thể không được tiếp cận giáo dục trực tuyến một cách đầy đủ do chính phủ chưa chuẩn bị kịp về tài chính và công nghệ.

Chưa có sự chuẩn bị 

Giám mục Roberto Mallari, Chủ tịch Ủy ban Giám mục về Giáo lý và Giáo dục Công giáo của Hội đồng Giám mục Công giáo Philippines trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 5 đã chỉ ra rằng, nhiều gia đình “chưa kịp chuẩn bị về tài chính và công nghệ” để học trực tuyến. Một số người không đủ tiền mua máy tính hay điện thoại thông minh hoặc đăng ký với các nhà cung cấp wifi và chưa thể sử dụng thành thạo công nghệ liên quan trong vòng hai tháng. Một số báo cáo khác cho thấy, GV cũng không được chuẩn bị các thiết bị tương tự.

Mặc dù Sở Công nghệ Thông tin và Truyền thông (DICT) cam kết cung cấp wifi trên toàn quốc, nhưng tốc độ kết nối vẫn còn quá yếu hoặc không tồn tại không chỉ ở những địa phương xa xôi. Đó là những nơi HS phải đi bộ hàng cây số và vượt sông để đến trường học gần nhất trong thời kỳ trước đại dịch. Ngay cả ở một số khu vực thành thị, tình hình cũng không khả quan hơn.

Sự phân chia giai cấp và kinh tế trong xã hội Philippines từ lâu đã trở thành một vấn đề cơ bản trong giáo dục. HS từ các gia đình giàu có sống ở các thành phố và một số địa phương đang đô thị hóa cao có khả năng tiếp cận nhiều hơn với các trường tư thục đắt đỏ. Trong khi HS từ các gia đình nghèo gặp khó khăn do thiếu lớp học và GV, hầu như không thể tiếp cận các trường công lập.

Ngay cả những người đi trước cũng không thực sự được hưởng lợi nhiều như mong đợi từ địa vị đặc quyền của họ. Một nghiên cứu năm 2018 của Chương trình Đánh giá HS Quốc tế (OECD) của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (PISA) đã kiểm tra một nhóm đại diện là HS Philippines 15 tuổi, cho thấy họ đứng cuối về khả năng đọc hiểu trong số 79 quốc gia. 

Có ý kiến ​​cho rằng, xếp hạng PISA là kết quả của thực tế. Những người được kiểm tra chủ yếu đến từ các trường công lập và do đó không cung cấp bất kỳ dấu hiệu nào về sự vượt trội được cho là của các cơ sở tư nhân. Nhưng họ vẫn khẳng định thực tế về cuộc khủng hoảng lâu năm của nền giáo dục Philippines thể hiện rõ qua chất lượng giáo dục của nước này. Nhiều người Philippines thực sự không thể đọc hoặc thậm chí không thể làm những phép tính đơn giản. 

Ngân sách hạn hẹp    

Giáo dục Philippines chìm trong khủng hoảng ảnh 1

Trên thực tế, có sự cách biệt giữa HS nghèo và giàu ở Philippines giống như nhiều nước trên thế giới. Nhưng ngay cả một quốc gia kém phát triển hơn vẫn có thể đầu tư mạnh vào giáo dục nếu đó là ưu tiên hàng đầu của họ. Philippines không đầu tư nhiều vào giáo dục giống các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Brunei, Singapore, Indonesia và thậm chí cả Lào.

Phần lớn nhất của ngân sách hàng năm dành cho giáo dục theo quy định của Hiến pháp năm 1987, nhưng thực tế chỉ 3,4% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được dành cho ngân sách này và vẫn thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc là 6%. Năm 2019, Quốc hội Philippines thậm chí còn cắt giảm ngân sách đề xuất năm 2020 của Bộ Giáo dục, mặc dù nhu cầu về lớp học và tuyển dụng GV tăng cao hơn.

Bất chấp thời đại kỹ thuật số, nhiều trường công lập vẫn thiếu máy tính, sách, bàn và bảng đen. Nguồn tuyển GV trường công cũng đang thiếu hụt. Nguyên nhân một phần do GV thuộc nhóm được trả lương thấp nhất trong số các nhân viên chính phủ, mặc dù họ có trình độ chuyên môn và nhiều trách nhiệm.

Sự thiếu hiểu biết và coi thường học tập hiện rõ ở nhiều thành phần dân cư mâu thuẫn với yêu cầu phát triển quốc gia, dân chủ hóa xã hội và chính trị ở Philippines. Những công dân biết ít hoặc không biết gì, hoặc được thông tin sai về những vấn đề cấp bách nhất, không thể đưa ra quyết định một cách thông minh về nền quản trị trung thực và hiệu quả.

Bối cảnh khó khăn

Đại dịch Covid-19 đã khiến hệ thống giáo dục phải chuyển từ phương pháp học trên lớp truyền thống sang phương pháp trực tuyến, “kết hợp” và “linh hoạt”. Như mong đợi, các trường được đầu tư trang bị tốt hơn đang áp dụng nhiều cách khác nhau để giải quyết các vấn đề liên quan. Trong giáo dục bậc cao, các trường ĐH hàng đầu như ĐH Philippines, ĐH Ateneo de Manila và ĐH De ​​La Salle cũng đang phát triển các phiên bản tương ứng của phương pháp học từ xa để phục vụ tốt nhất cho SV và đào tạo đội ngũ giảng viên của họ. 

Những vấn đề lâu nay của giáo dục

Philippines đã xuất hiện thêm những khó khăn do việc chuyển sang giảng dạy trực tuyến. Những khó khăn này dẫn đến khả năng các trường học có thể không truyền đạt hiệu quả các kỹ năng đọc viết và làm toán cần thiết ở cấp độ cơ bản. Cuộc khủng hoảng giáo dục Philippines có khả năng đạt đến giai đoạn nghiêm trọng nhất trong thời điểm đặc biệt này vì  đại dịch Covid-19 gây ra.

Theo Bworldonline

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ