Châu Phi cận Sahara: Bất ổn đời sống giáo viên hợp đồng

GD&TĐ - Đại dịch Covid -19 tác động đến toàn bộ hệ thống giáo dục của khu vực châu Phi cận Sahara, trong đó có việc đóng cửa các trường học trên toàn quốc.

Dịch Covid-19 gây không ít cản trở đến tiền lương và các chế độ chính sách của giáo viên hợp đồng.
Dịch Covid-19 gây không ít cản trở đến tiền lương và các chế độ chính sách của giáo viên hợp đồng.

Điều này ảnh hưởng đến việc làm của 6,4 triệu giáo viên hợp đồng.

Thù lao thấp

Ở châu Phi cận Sahara, giáo viên hợp đồng được tuyển dụng thông qua các thỏa thuận lao động truyền thống, được hỗ trợ bởi thỏa ước tập thể. Họ nhận lương theo công việc mà không có thêm các quyền lợi và tiêu chuẩn khác, chẳng hạn như nghỉ phép hàng năm, lương hưu hoặc bảo hiểm y tế.

Mặc dù, giáo viên hợp đồng có trình độ học vấn khá cao, nhưng thường họ không được đào tạo đầy đủ về phương pháp sư phạm và không tham gia các chương trình phát triển nghề nghiệp liên tục. Do vậy, thù lao của giáo viên hợp đồng thường thấp và công việc ít ổn định hơn. Nguyên nhân là do họ phải chịu sự biến động của ngân sách công, áp lực thị trường và khả năng chi trả của các cơ sở giáo dục.

Trả lương chậm

Đại dịch Covid-19 tác động không nhỏ đến công việc và tiền lương của đại đa số giáo viên hợp đồng ở châu Phi cận Sahara. Tuy vậy, giáo viên hợp đồng thuộc khu vực công ở Cộng hòa Cameroun, Niger và Zambia vẫn nhận được tiền lương đều đặn mặc dù trường đóng cửa. Trong khi đó, tại Cộng hòa Togo có khoảng 27% giáo viên tiểu học, 41% giáo viên THCS và 25% giáo viên hợp đồng THPT phải làm việc theo hình thức tình nguyện viên.

Mặc dù, hợp đồng của giáo viên không bị đình chỉ hoặc chấm dứt, nhưng việc chi trả lương thường xuyên cũng là một thách thức. Vào cuối tháng 5/2020, Cơ quan Tình nguyện Quốc gia Togo (ANVT) đã trả lương thường xuyên cho khoảng 900 giáo viên hợp đồng, trong khi gần 9.500 đồng nghiệp khác vẫn chưa có lương.

Tại Cộng hòa Kenya, giáo viên hợp đồng không có lương, do việc trả lương phụ thuộc vào quản lý của trường học, mà trường học lại đóng cửa. Còn tại Cộng hòa Burkina Faso, Guinea cũng tạm dừng trả lương cho giáo viên hợp đồng.

Tại Cộng hòa Ghana, Sierra Leone, giáo viên được nhận lương sau khi đã cắt giảm nhân sự. Theo Tổng thư ký của Liên đoàn nhà giáo của Cộng hòa Uganda, giáo viên hợp đồng nơi đây cũng không nhận được tiền lương thường xuyên. Tại Cộng hòa Niger, mặc dù ít chịu tác động từ trực tiếp từ đại dịch Covid-19, nhưng có đến 2.500 giáo viên chưa nhận được lương từ cuối năm 2019.

Tại Cộng hòa Cote d’Ivoire, Bộ Giáo dục Quốc gia, Giáo dục Kỹ thuật và Đào tạo nghề cho biết, khoảng hơn 10.000 giáo viên được tuyển dụng vào năm 2019 sẽ được thanh toán tiền lương. Tại Cộng hòa Gambia, nhiều giáo viên kết thúc hợp đồng vào tháng 3/2020 không thể nộp đơn đứng lớp trở lại do trường đóng cửa. Điều này đồng nghĩa với việc chấm dứt thu nhập thường xuyên của họ.

Đời sống của giáo viên hợp đồng tại các quốc gia châu Phi cận Sahara đang đối mặt với nhiều khó khăn.
Đời sống của giáo viên hợp đồng tại các quốc gia châu Phi cận Sahara đang đối mặt với nhiều khó khăn.

Cuộc sống bị ảnh hưởng

Khảo sát từ các quốc gia trong khu vực châu Phi cận Sahara cho thấy, giáo viên khu vực tư nhân không được trả lương trong hai tháng, chủ yếu là do các trường đóng cửa không thể thu học phí. Tuy nhiên, có sự khác nhau và tùy thuộc vào khả năng của mỗi trường. Tại các trường học cộng đồng nông thôn, các khoản thanh toán cho người dạy học thường không rõ ràng vì tiền lương giáo viên có thể bao gồm các khoản phí do phụ huynh trả và trợ cấp của chính phủ.

Một yếu tố khác, là phần nhiều khu vực giáo dục mầm non thường thuộc tư nhân, nên việc trả lương cho giáo viên thường chịu nhiều tác động hơn so với giáo dục tiểu học phần lớn thuộc công lập. Ngoài ra, do phần nhiều giáo viên mầm non ở khu vực châu Phi cận Sahara là nữ giới, nên việc không trả lương ở bậc học này đã ảnh hưởng không ít đến đời sống của họ.

Giải pháp khắc phục

Tác động của việc đóng cửa trường học có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến việc dạy - học và đời sống của giáo viên. Điều này đồng thời làm suy yếu hệ thống giáo dục, nếu như việc bùng phát dịch có thể xảy ra khi trường học mở cửa trở lại. Bên cạnh đó, việc chậm trả lương cũng tạo gánh nặng tâm lý cho giáo viên.

Để khắc phục, chính phủ các nước đã giảm thiểu một số tác động nghiêm trọng nhất. Ví dụ, Cộng hòa Senegal đã thành lập một quỹ dự phòng có tên Force Covid-19. Quỹ dự phòng có khoảng 1,6 tỷ USA nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và hộ gia đình thông qua một chương trình khả năng phục hồi kinh tế xã hội (PRSE). Quỹ này cũng nhằm bảo đảm việc chi tra lương cho cán bộ công chức và nhân viên hợp đồng tại các cơ sở công cộng, cho đến khi trường học mở cửa trở lại.

Các đại diện giáo viên, bao gồm công đoàn giáo dục khu vực công và những tổ chức đại diện cho lợi ích, quyền của giáo viên khu vực tư nhân cũng đóng một vai trò quan trọng. Ngoài ra, còn có liên minh trường tư thục và các tổ chức quốc gia của Togo (SYNEP-TOGO), được thành lập vào tháng 4/2020. Các tổ chức này nhằm bảo vệ quyền lợi kinh tế của giáo viên thuộc khu vực tư nhân.

Theo Teacher Task Force

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà ga xe lửa ở thành phố Dnipro, một trong những trung tâm hậu cần lớn nhất của quân đội Ukraine bị tấn công tên lửa ngày 19/4/2024

Phòng không Ukraine suy yếu

GD&TĐ - Ngày 19/4/2024, Nga đã tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn vào nhiều khu vực quân sự quan trọng của lực lượng Kiev.