Giảm ùn tắc hàng hóa tại cảng Cát Lái, tiết kiệm 2.000 tỷ đồng/năm

GD&TĐ -Cục Hải quan TP.HCM vừa phối hợp với Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn chính thức triển khai Đề án "Tạo thuận lợi thương mại thủ tục hải quan trong hoạt động logistics và chống ùn tắc hàng hóa tại cảng Cát Lái".

Xe container vào cảng Cát Lái ( Ảnh: Nam Đàn)
Xe container vào cảng Cát Lái ( Ảnh: Nam Đàn)

Ông Đinh Ngọc Thắng, Cục Trưởng Cục Hải quan TP.HCM cho biết, cảng Cát Lái (quận 2, TP.HCM) có sản lượng hàng hóa khai thác chiếm 50% khối lượng hàng hóa XNK qua cảng biển cả nước, chiếm hơn 80% sản lượng hàng hóa tại các cảng biển TP.HCM. Với tốc độ tăng trưởng hàng năm hơn 10% nhưng kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông không đáp ứng kịp tốc độ tăng trưởng của sản lượng hàng hóa.

Do đó, gây ra tình trạng ùn tắc hàng hóa và ảnh hưởng đến hoạt động giao thông tại các khu vực lân cận. Từ thực trạng trên, Cục Hải quan TP.HCM đã xây dựng các giải pháp thực hiện Đề án nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động logisitcs thông qua việc đơn giản các khâu thủ tục giao nhận, rút ngắn thời gian thông quan, giúp giảm thời gian, chi phí cho DN, giảm ùn tắc hàng hóa, giao thông tại khu vực cảng.

Khoảng 200 doanh nghiệp đã được chọn để thực hiện thí điểm mô hình thông quan nhanh, hiện đại và minh bạch tại cảng Cát Lái. Ước tính, với mô hình này, doanh nghiệp có thể rút ngắn 70% thời gian làm thủ tục.

Các giải pháp sẽ được thực hiện đồng bộ bao gồm: Xây dựng mô hình làm việc tập trung, khép kín, bố trí khu vực lưu trữ hàng hóa riêng, xây dựng hệ thống giám sát trực tuyến quá trình làm thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, và đánh giá mức độ hài lòng của người đi làm thủ tục hải quan.

“Đề án là bước đột phá mới thể hiện sự quyết tâm của tập thể Lãnh đạo Cục Hải quan TP.HCM, cụ thể hóa chỉ đạo của lãnh đạo các cấp trong việc cải cách, hiện đại hóa lĩnh vực hải quan, xây dựng hệ thống dịch vụ tiện ích về hải quan, hiện thực hóa mục tiêu giảm 70% thời gian thông quan hàng hóa, tiết kiệm chi phí cho DN và xã hội ước tính 1.000 - 2.000 tỷ đồng/năm. Đồng thời, nâng cao khả năng liên kết vùng, gia tăng khả năng lưu thông hàng hóa XNK từ cảng Cát Lái đến khu vực vành đai và các tỉnh lân cận”, ông Thắng chia sẻ thêm.

Với vai trò là đơn vị đồng hành triển khai Đề án, ông Nguyễn Năng Toàn, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đánh giá, cảng Cát Lái là nơi có lưu lượng hàng hóa lớn nhất cả nước, việc triển khai Đề án giúp cơ quan cảng gia tăng năng lực tiếp nhận tàu hàng, giải phóng nhanh hàng tại cầu cảng và bến bãi, tăng sức chứa bãi lưu container, chủ động kế hoạch kinh doanh, khai thác cảng, nâng cao năng lực cạnh tranh và các chỉ số hiệu quả về logistics. Đây là mô hình thông quan mới và một khi hiệu quả sẽ là cơ sở để mở rộng triển khai áp dụng trên khắp cả nước.

Đại diện Hiệp hội Logistics Việt Nam cho biết, với hiệu quả thiết thực mang lại khi Cục Hải quan TP.HCM triển khai Đề án, các DN trong Hiệp hội Logistics Việt Nam mong muốn Hải quan TP HCM mở rộng đối tượng áp dụng, tạo điều kiện cho nhiều DN tham gia, đồng thời sớm nhân rộng triển khai tại nhiều cảng khác trên cả nước, giúp DN thuận lợi trong việc thực hiện thủ tục hải quan, góp phần tạo thuận lợi trong giao nhận hàng hóa, mang lại hiệu quả trong thương mại của DN.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.