Giải tỏa nỗi lo thiếu vắc-xin tiêm chủng mở rộng

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nghị quyết của Chính phủ ngày 10/7 nêu, nguồn kinh phí mua vắc-xin tiêm chủng mở rộng trích từ ngân sách dự phòng Trung ương.

Từ đầu năm, tình trạng thiếu vắc-xin tiêm chủng mở rộng xảy ra tại nhiều địa phương. Ảnh minh hoạ
Từ đầu năm, tình trạng thiếu vắc-xin tiêm chủng mở rộng xảy ra tại nhiều địa phương. Ảnh minh hoạ

Bộ Y tế xây dựng dự toán kinh phí đảm bảo mua vắc-xin, gửi Bộ Tài chính trước 15/7 để trình cấp có thẩm quyền.

Bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả

Cụ thể, tại Nghị quyết 98 quyết định năm 2023 ngân sách Trung ương tiếp tục bố trí cho Bộ Y tế để mua vắc-xin tiêm chủng mở rộng cho tất cả địa phương trên toàn quốc từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương.

Chính phủ giao Bộ Y tế hướng dẫn các địa phương lập kế hoạch, xác định nhu cầu vắc-xin theo từng chủng loại, cơ cấu vắc-xin cần thiết, danh mục và lộ trình tiếp nhận từng loại vắc-xin đảm bảo lộ trình tăng số lượng vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng theo Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 15/8/2022 của Chính phủ thống nhất trong toàn quốc.

Từ đó, để làm cơ sở xác định nhu cầu, bố trí kinh phí; Quản lý và sử dụng vắc-xin theo quy định; Tổ chức mua vắc-xin tiêm chủng mở rộng theo đúng quy định, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời và an toàn.

Căn cứ kế hoạch, nhu cầu vắc-xin tiêm chủng mở rộng năm nay và 6 tháng đầu năm 2024 của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Y tế xây dựng dự toán kinh phí đảm bảo vắc-xin tiêm chủng mở rộng cho toàn quốc năm 2023 gửi Bộ Tài chính trước ngày 15/7. Từ đó, để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm nay cho Bộ Y tế thực hiện.

Trong tháng 7, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định về hoạt động tiêm chủng theo trình tự, thủ tục rút gọn, đảm bảo phù hợp với quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội.

Nghị quyết của Chính phủ giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế, rà soát, báo cáo nhu cầu vắc-xin tiêm chủng mở rộng năm nay gửi Bộ Y tế trước ngày 12/7 để tổng hợp.

Xây dựng lộ trình phù hợp

Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia triển khai tại Việt Nam từ năm 1981, do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc.

Chương trình có mục tiêu ban đầu là tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới một tuổi, bảo vệ trẻ khỏi mắc 6 loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao.

Từ năm 1985, toàn bộ trẻ em dưới một tuổi trên toàn quốc đã được tiếp cận với Chương trình tiêm chủng mở rộng. Đến năm 2010, đã có 11 vắc-xin phòng bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm cho trẻ em được đưa vào chương trình gồm vắc-xin phòng bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, sởi, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn, viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2023, tình trạng thiếu vắc-xin tiêm chủng mở rộng xảy ra tại nhiều địa phương. Lý do là gặp vướng mắc trong quá trình chuyển đổi cơ chế từ mua sắm vắc-xin bằng ngân sách Trung ương sang chuyển giao cho các địa phương.

Trao đổi về vấn đề này, Viện phó Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương- Dương Thị Hồng cho biết, đến tháng 6, toàn quốc có 9/11 loại vắc-xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia còn đủ số lượng; thiếu 2 loại vắc-xin 5 trong 1 (phòng viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib), vắc-xin 3 trong 1 (phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván).

Trong nhiều năm qua, ngành y tế triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng phòng 10 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em và phụ nữ trên cả nước, gồm: Viêm gan B, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ/viêm phổi do vi khuẩn Hib, sởi, rubella, viêm não Nhật Bản.

Giai đoạn 2016 - 2020, thực hiện Chương trình mục tiêu y tế, dân số do Thủ tướng phê duyệt, Bộ Y tế được bố trí kinh phí ngân sách Trung ương để thực hiện mua sắm tập trung vắc-xin cho chương trình tiêm chủng mở rộng, ký hợp đồng với nhà cung ứng cấp phát cho các địa phương thực hiện.

Giai đoạn 2021 - 2022 do không còn Chương trình mục tiêu y tế, dân số, một số hoạt động được lồng ghép vào nội dung chi của ba chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và không có nội dung mua vắc-xin. Nội dung còn lại chuyển thành nhiệm vụ thường xuyên của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Để có lộ trình phù hợp khi chuyển đổi cơ chế từ mua sắm bằng ngân sách Trung ương chuyển giao cho các địa phương triển khai thực hiện, năm 2020, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2021. Theo đó, Bộ Y tế được giao nguồn dự toán từ ngân sách Trung ương thực hiện mua sắm để cung ứng vắc-xin cho chương trình tiêm chủng mở rộng bảo đảm cho hai năm 2021 và 2022.

Năm nay, Bộ Y tế có đề nghị Bộ Tài chính bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chuyển từ Chương trình mục tiêu y tế, dân số về nhiệm vụ thường xuyên để mua vắc-xin. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Đầu tư công, phân cấp ngân sách Nhà nước, Bộ Y tế không được phân bổ kinh phí để triển khai thực hiện nhiệm vụ mua vắc-xin cho chương trình tiêm chủng mở rộng.

Trong thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc cung ứng vắc-xin đã bị ảnh hưởng, dẫn đến gián đoạn cung ứng, thiếu vắc-xin cục bộ tại một số địa phương. Việc này đã có phần gây lo lắng trong nhân dân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

ChatGPT đang gây sốt trên toàn thế giới với khả năng giao tiếp tự nhiên và dữ liệu kiến thức khổng lồ.

Người lao động tận dụng ChatGPT

GD&TĐ - ChatGPT là nền tảng công nghệ dạng tổng hợp tri thức và được kiểm chứng - nếu biết sử dụng đúng cách có thể khai thác để phục vụ cho công việc, học tập.
Quân đội Israel tấn công Gaza.

IDF đã sẵn sàng tấn công Rafah

GD&TĐ - Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho biết hôm 5/5, quân đội Israel đã sẵn sàng cho cuộc tấn công trên bộ vào thành phố Rafah ở phía nam Gaza.
Hoạt động trải nghiệm “Theo dấu chân người chiến sĩ Điện Biên” tại Tượng đài kéo pháo. Ảnh: NTCC

Hành trình theo 'địa chỉ đỏ'

GD&TĐ - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Điện Biên có chất lượng dạy và học đứng đầu trong khối các trường THPT không chuyên của địa phương...