UNICEF cảnh báo tỷ lệ trẻ em tiêm chủng vắc xin giảm mạnh

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Khoảng 67 triệu trẻ em trên thế giới đã bỏ lỡ một phần hoặc toàn bộ các mũi tiêm vắc xin cơ bản trong giai đoạn 2019-2021.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo báo cáo mới nhất của UNICEF, tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam giảm mạnh trong đại dịch Covid-19 do các dịch vụ tiêm chủng bị gián đoạn vì hệ thống y tế quá tải, nguồn lực khan hiếm và bị phân tán, tình trạng xung đột, dễ bị tổn thương và sự sụt giảm niềm tin của người dân vào tiêm chủng.

Trong báo cáo mới nhất về tiêm chủng công bố ngày 20/4, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã cảnh báo, có tổng cộng 67 triệu trẻ em, trong đó có gần 250 nghìn trẻ em ở Việt Nam, không được tiêm vắc xin đầy đủ, và tỷ lệ bao phủ tiêm chủng sụt giảm tại 112 quốc gia trong 3 năm, từ năm 2019 tới năm 2021.

Các dữ liệu mới được tổng hợp phục vụ báo cáo của Trung tâm Công bằng Y tế Quốc tế cho thấy, trong nhóm những hộ gia đình nghèo nhất, cứ 5 trẻ em thì có 1 trẻ không được tiêm ngừa vắc xin, trong khi đó, đối với nhóm những hộ gia đình giàu có nhất, tỷ lệ này chỉ là 1/20.

Báo cáo cho thấy, trẻ em không được tiêm chủng thường sống tại các cộng đồng khó tiếp cận, thí dụ như khu vực nông thôn hoặc khu ổ chuột đô thị...

Đây là các thách thức lớn nhất đối với các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, nơi có tỷ lệ trẻ em không được tiêm chủng ở mức 1/10 em ở khu vực thành thị và 1/6 em ở nông thôn.

Tại Việt Nam, số liệu cho thấy tỷ lệ trẻ em không được tiêm chủng ở thành thị cao hơn khoảng 1,5 lần so với trẻ em sống ở nông thôn (6,3%-4,2%). Trong khi tỷ lệ này ở nhóm các hộ gia đình nghèo nhất cao gần gấp đôi so với nhóm các hộ gia giàu nhất (13,5%-6,6%).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.
Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.