Giải pháp nào cho GD hướng nghiệp?

GD&TĐ - Chỉ ra những bất cập của công tác giáo dục hướng nghiệp, cô Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ Thuật Tổng Hợp - Hướng nghiệp tỉnh Phú Thọ đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này từ thực tế chỉ đạo triển khai tại cơ sở.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

6 bất cập của giáo dục hướng nghiệp

Những bất cập của giáo dục hướng nghiệp trong các nhà trường hiện nay được cô Nguyễn Thị Thu Hà chỉ ra như sau:

Một là: Công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp (GDHN), tư vấn hướng nghiệp (TVHN) của lãnh đạo, quản lý chưa thật sự đáp ứng yêu cầu. Thậm chí nhiều trường mới chỉ chú trọng đầu tư chuyên môn, cho chất lượng dạy và học các bộ môn văn hóa, chỉ tập trung cho “luồng” học sinh học học lên THPT, chưa tận dụng được các giờ học GDHN trong chương trình để tư vấn hướng học, TVHN cho học sinh một cách hiệu quả.

Hai là: Chủ thể thực hiện công tác GDHN, TVHN (chủ yếu là bộ phận TVHN được Hiệu trưởng phân công và các giáo viên chủ nhiệm lớp) không được đào tạo cơ bản, tất cả đều là kiêm nhiệm, một số chưa từng được tập huấn, bồi dưỡng về hoạt động TVHN nên thiếu phương pháp, kỹ năng, nhận thức còn mơ hồ về công việc mình đảm nhiệm.

Ba là: Ngành GD&ĐT còn đơn độc trong nhiệm vụ GDHN, TNHN; chưa có sự quan tâm đúng mức của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, ngay cả một số cán bộ quản lý, giáo viên, và số đông phụ huynh chưa có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết và lợi ích của công tác TVHN đem lại.

Bốn là: Chưa có sự gắn kết tốt giữa dạy nghề phổ thông với hoạt động GDHN, TVHN; giữa TVHN với nhu cầu sử dụng lao động đáp ứng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Năm là: Chưa thiết lập tốt mối quan hệ với chính quyền địa phương, với các cơ sở đào tạo nghề, với các nhà doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất nên công tác hướng nghiệp không gắn với việc làm, học sinh học nghề xong đa số không xin được việc làm phù hợp, đó là nguyên nhân chính dẫn đến công tác TVHN không hiệu quả, phụ huynh và học sinh không mặn mà với học nghề.

Sáu là: Chưa có chính sách thỏa đáng để động viên, khuyến khích các thầy, cô giáo làm công tác TVHN tự học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ TV để họ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

8 giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp

Từ thực tiễn triển khai công tác giáo dục hướng nghiệp tại cơ sở, cô Nguyễn Thị Thu Hà đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này trong nhà trường như sau:

Thứ nhất: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội về vai trò tầm quan trọng của công tác TVHN cho học sinh THCS

Thứ 2: Hoàn thiện bộ máy tổ chức chỉ đạo và thực hiện hoạt động TVHN gắn với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Theo đó, thành lập các ban, các tổ làm công tác TVHN ở trường THCS và ở các Trung tâm KTTH-HN, GDTX-HN. Cán bộ, giáo viên được phân công làm nhiệm vụ TVHN chuyên trách hoặc kiêm nhiệm đều phải được phân công cụ thể và chịu trách nhiệm với cấp trên về công việc được phân công ngay từ đầu năm học.

Thứ 3: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia TVHN, đặc biệt cho giáo viên của các Trung tâm KTTH-HN, GDTX-HN về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng TVHN cho học sinh THCS.

Nội dung cụ thể cần chú trọng bao gồm: Bồi dưỡng thường xuyên và định kỳ cho giáo viên về chuyên môn và nghiệp vụ; đẩy mạnh công tác tự học, tự nghiên cứu; trao đổi, chia sẻ và học tập kinh nghiệm với giáo viên các Trung tâm KTTH-HN ở trong và ngoài nước. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giám sát, thi đua khen thưởng nhằm ngăn ngừa, điều chỉnh sai lệch và kịp thời động viên khích lệ những cá nhân điển hình, tiên tiến.

Thứ 4: Tổ chức, chỉ đạo lồng ghép TVHN thông qua dạy nghề phổ thông. Cho học sinh làm các bộ test dùng để TVHN, các bộ test này sẽ được các em mang theo trong các buổi học nghề, giáo viên dạy nghề sẽ hướng dẫn các em thực hiện bộ Test trong suốt quá trình học. Từ những thông tin trong bộ test, giáo viên dạy nghề sẽ chuyển kết quả về Ban TVHN cùng với tổ TVHN các Trung tâm cho các em lời khuyên về hướng học, lựa chọn nghề phù hợp.

Thứ 5: Tăng cường đầu tư và quản lý cơ sở vật chất (CSVC) cho các Trung tâm KTTH-HN, GDTX-HN phục vụ TVHN

Thứ 6: Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Trung tâm KTTH-HN, GDTX-HN với các phòng GD&ĐT, các trường THCS; các cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp theo hướng gắn với xu hướng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương để tổ chức TVHN cho học sinh có hiệu quả.

Thứ 7: Đổi mới hình thức và phương pháp TVHN theo hướng gắn với xu hướng phát triển kinh tế-xã hội địa phương; hạn chế thuyết trình, áp đặt.

Thứ 8: Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động TVHN ở các trường THCS, các Trung tâm KTTH-HN, GDTX. Việc kiểm tra đánh giá phải được thực hiện cả hai phía: Hoạt động tư vấn của giáo viên và kết quả tư vấn cho học sinh mà thể hiện rõ nhất là sự phân luồng HS sau khi tốt nghiệp THCS phù hợp với học lực và năng lực của HS.

CBQL không chỉ đơn thuần là ghi nhận thực trạng thực hiện chương trình, kế hoạch tư vấn, mức độ hoàn thành công việc của giáo viên cũng như kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh trong quá trình được TVHN, mà còn đề xuất những cách thức, quyết định, cải tạo thực trạng, nâng cao chất lượng TVHN; khắc phục có hiệu quả nhất tình trạng phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS chưa tốt như hiện nay.

Cô Nguyễn Thị Thu Hà đưa khuyến nghị, cần sớm xây dựng các chương trình đào tạo đội ngũ làm công tác TVHN, đưa các chương trình này vào đào tạo trong các trường ĐH, CĐ. Xây dựng các mô hình hướng nghiệp chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế. Tăng cường nguồn kinh phí đầu tư cho công tác TVHN, nâng cao tỷ lệ giáo viên làm TVHN ở các Trung tâm KTTH-HN, GDTX-HN. Xây dựng chính sách đãi ngộ thu hút giáo viên có trình độ về giảng dạy ở các Trung tâm KTTH-HN, GDTX-HN. Đổi mới công tác tuyển dụng, xây dựng các tiêu chuẩn tuyển dụng phù hợp để vừa động viên, khuyến khích vừa lựa chọn thu hút được các sinh viên giỏi về tỉnh công tác...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.