Những hạn chế mà học sinh thường gặp phải như: chưa biết cách áp dụng từng định luật bảo toàn vào các dạng bài tập nào; Giải sai hoặc tính toán nhầm do kỹ năng giải bài tập chưa thuần thục.
Theo cô Ngân, để giải tốt các dạng bài tập dùng các định luật bảo toàn đòi hỏi học sinh phải nắm vững các điểm lí thuyết quan trọng của các định luật bảo toàn, đồng thời ứng dụng linh hoạt những lí thuyết đó vào từng dạng bài toán cụ thể.
Với giáo viên, cần lưu ý rèn luyện kĩ năng phân tích đề cho học sinh; đồng thời phải nghiên cứu tìm những phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Giáo viên cần chỉnh sửa kịp thời những học sinh làm sai bài toán và đưa ra nguyên nhân mà học sinh làm sai để rút kinh nghiệm; cần chú ý và quan tâm đến những học sinh trung bình, yếu, kém.
Những ví dụ và bài tập cho học sinh phải thực tế, dễ hiểu, gợi mở giúp kích thích sự tư duy và tính logic của các em, tránh những ví dụ hay bài tập quá cao siêu hoặc trừu tượng.
Giáo viên nên hướng dẫn, phân tích cho học sinh để tìm nhiều lời giải và các bước để đi tới lời giải thông minh và ngắn gọn nhất; nên giao thêm một số bài tập về nhà mang tính chất tương tự hoặc mở rộng hơn để các em có thể tự luyện ở nhà.
Xem sáng kiến kinh nghiệm: “Rèn luyện tư duy học sinh để giải nhanh các bài tập áp dụng định luật bảo toàn” của cô Đỗ Thị Ngân TẠI ĐÂY.