Giải mã cơ chế miễn dịch Covid-19

Giải mã cơ chế miễn dịch Covid-19

Tạp chí “Immunity” (“Miễn dịch”, Mỹ) công bố kết quả nghiên cứu đối với các bệnh nhân sau khi khỏi bệnh Covid-19. Có 14 bệnh nhân thể hiện phổ miễn dịch rộng; trong đó 6 bệnh nhân vẫn còn kháng thể sau 3 tuần khỏi bệnh.

Các nhà khoa học chưa biết rõ tại sao các phản ứng miễn dịch ở từng bệnh nhân lại khác nhau. Các tác giả công trình nghiên cứu khẳng định, sự khác biệt này có thể liên quan đến số lượng virus ban đầu lọt vào cơ thể. Các tác giả cũng không rõ, liệu sự miễn dịch này có tiếp tục phát huy hiệu quả khi tái nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không. Cũng cần chú ý rằng các test trong phòng thí nghiệm dùng để phát hiện kháng thể đối với virus SARS-CoV-2 ở người, vẫn cần được tiếp tục chỉnh sửa.

“Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bạch huyết bào (lymphocyte) B cũng như bạch huyết bào T đều tham gia vào quá trình bảo vệ cơ thể trước virus SARS-CoV-2. Công trình nghiên cứu của chúng tôi là cơ sở để tiếp tục phân tích và hiểu cơ chế phát triển Covid-19, đặc biệt ở những bệnh nhân nặng” - nhà khoa học Chen Dong ở ĐH Thanh Hoa (Trung Quốc), cho biết.

Các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ về vấn đề phản ứng miễn dịch gây ra bởi sự thâm nhập của virus SARS-CoV-2. Các chuyên gia ở Học viện Quân y Bắc Kinh (Trung Quốc) đã so sánh các phản ứng miễn dịch của 14 bệnh nhân khỏi bệnh Covid-19 (đã âm tính, không còn virus SARS-CoV-2 trong cơ thể). 8 bệnh nhân trong số đó được xuất viện ngay sau khi kết luận khỏi bệnh; 6 bệnh nhân còn lại tiếp tục ở lại bệnh viện thêm 2 tuần lễ nữa. 

Các nhà khoa học đánh giá chỉ số kháng thể immunoglobulin M (IgM) – kháng thể xuất hiện đầu tiên để phản ứng với nhiễm trùng; đồng thời đánh giá chỉ số kháng thể immunoglobulin G (IgG) – kháng thể có số lượng nhiều nhất trong hệ tuần hoàn.

Cả 2 nhóm bệnh nhân được chữa khỏi Covid-19 đều có mức IgM và IgG cao, liên quan đến protein vỏ bọc nhân (nucleocapsid) virus SARS-CoV-2 (vỏ bọc nhân này chứa RNA của virus) và liên quan đến protein gai S. Các nhà khoa học cho rằng các bệnh nhân khỏi bệnh Covid-19 có thể khuyếch đại phản ứng miễn dịch, còn các kháng thể được duy trì ít nhất là trong 2 tuần sau khi khỏi bệnh.

Hơn nữa, các nhà khoa học phát hiện mật độ bạch huyết bào T cao hơn ở 5 bệnh nhân thuộc nhóm được xuất viện. Các bạch huyết bào T tiết ra interferon gamma – phân tử phát tín hiệu tế bào, đóng vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch đối với protein vỏ bọc nhân virus SARS-CoV-2. Phát hiện này có thể rất hữu ích trong điều chế vắc xin chống Covid-19.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian