Giải mã bí ẩn lớn nhất về sự tiến hóa của loài người

GD&TĐ - Bằng chứng hóa thạch được xác thực duy nhất cho thấy sự tồn tại của người Denisovan là từ 5 bộ xương ở hang động Denisova thuộc chân núi Altai của Siberia (Nga).

Các nhà nghiên cứu giải thích công việc của họ tại một cộng đồng ở Philippines.
Các nhà nghiên cứu giải thích công việc của họ tại một cộng đồng ở Philippines.

Tuy nhiên, manh mối DNA tại Philippines – cách Denisova hơn 4.800km – đang làm sáng tỏ hơn bí ẩn lớn nhất về quá trình tiến hóa của loài người.

Người Denisovan có thể sống khắp châu Á

Một nghiên cứu mới công bố phát hiện ra rằng nhóm dân tộc Ayta Magbukon ở Philippines được gọi là có mức độ liên quan đến người Denisovan (được đặt theo tên hang động) cao nhất thế giới. Phát hiện trên được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứu Philippines và Thụy Điển phân tích các mẫu DNA của 118 nhóm dân tộc thiểu số tại Philippines.

DNA của người Denisovan vẫn tồn tại ở một số người ngày nay là bởi vì khi tổ tiên Homo sapien của chúng ta gặp người Denisovan, họ đã quan hệ và sinh con – điều mà các nhà di truyền học gọi là sự pha trộn giống loài. Bằng cách phân tích dữ liệu di truyền ngày nay, chúng ta có thể xem lại lịch sử loài người.

Sự pha trộn giống loài trên xảy ra từ hơn 50.000 năm trước khi con người hiện đại Homo sapiendi chuyển ra khỏi châu Phi và có thể cùng đi   trên những con đường với người Neanderthal và Denisovan. Tuy nhiên, việc xác định chính xác nơi diễn ra thực sự rất khó, đặc biệt là trong trường hợp của người Denisovan.

Điều đặc biệt khó hiểu là hóa thạch Denisovan duy nhất được tìm thấy ở Siberia (loại trừ một xương hàm trên cao nguyên Tây Tạng). Trong khi đó, những bằng chứng di truyền học lại cho rằng loài người cổ đại nhất tập trung ở những nơi xa hơn nhiều về phía Nam.

Thành viên Joao Teixeira của Trung tâm DNA cổ đại tại Đại học Adelaide của Australia là người không tham gia vào nghiên cứu trên. Ông cho biết sự thật tộc người Ayta magbukon ở Philippines có tỷ lệ di truyền cao nhất của người Denisova so với những khu vực khác trên thế giới là điều gây bất ngờ vì những nghiên cứu trước đây không cho thấy mức độ di truyền cao như thế ở những nhóm người Philippines khác.

Nghiên cứu được tạp chí Current Biology công bố trên cho thấy tộc người Ayta Magbukon có 5% mức độ di truyền từ tổ tiên Denisovan, cao hơn thổ dân Australia và và Papua – những người được cho là có mức độ di truyền khoảng 4% - Theo nhà di truyền học Mattias Jakobsson của Đại học Uppsala ở Thụy Điển và là một tác giả của nghiên cứu này.

Theo các tác giả, những phát hiện mới là bằng chứng cho thấy người Denisovan đã từng sống khắp châu Á và có khả năng sống ở Philippines rất lâu trước khi bất kỳ người hiện đại Homo sapien đến đây. Nó cũng cho thấy các quần thể người Denisovan khác nhau đã hòa trộn và xen kẽ với người Homo sapien ở nhiều khu vực và nhiều thời điểm khác nhau.

Giáo sư Chris Stringer, trưởng nhóm nghiên cứu về Nguồn gốc loài người tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London và không tham gia vào nghiên cứu trên. Ông cho biết: Nếu kết quả là chính xác thì quá trình định cư của con người ở Philippines và các khu vực xung quanh thậm chí phức tạp hơn chúng ta nghĩ.  

Cũng có vẻ như tổ tiên của chúng ta có thể tương tác rộng rãi với người Denisovan hơn so với người Neanderthal vốn sống ở châu Âu và một số vùng của châu Á cho tới khoảng 40.000 năm trước.

Tại sao có rất ít hóa thạch người Denisovan?

Các nhóm tương đối nhỏ của người hiện đại ban đầu đã giao phối với người Neanderthal ở phía Tây khu vực Âu - Á và sau đó lan rộng qua châu Á và xa hơn nữa, di truyền DNA của người Deanderthal cho các quần thể hậu duệ.
Trong trường hợp của người Denisovan, có vẻ như bộ gen của họ đa dạng hơn, họ cũng giao phối với nhiều nhóm người tiền sử ở những địa điểm khác nhau, do đó ta thấy ngày nay vẫn có nhiều hình thái di truyền khác nhau của chủng người này.

DNA của người Denisovan cùng với DNA của người Neanderthal được giải trình tự hoàn toàn lần đầu tiên vào năm 2010, dẫn đến phát hiện ban đầu rằng họ giao phối với người Homo sapien.

Trình tự DNA được phân tích từ xương hóa thạch được tìm thấy trong hang động Siberia đã cho phép chúng ta biết thêm về người Denisovan. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa biết những người này trông như thế nào.

Hiện chưa rõ tại sao chúng ta có ít xương hóa thạch của người Denisovan nhưng một số yếu tố có  thể là nguyên nhân. Không giống như châu Âu, Đông Nam Á không phải là khu vực được các nhà khảo cổ học nghiên cứu kỹ lưỡng. Ngoài ra, một số địa điểm trong khu vực có thể chứa nhiều hóa thạch hiện đang bị nhấn chìm dưới biển.

Thật kỳ lạ, các hóa thạch cũng có thể được che giấu ngay trong tầm nhìn của chúng ta như trong các bộ sưu tập của viện bảo tàng hoặc trường đại học nhưng lại bị xác định sai vì chúng ta biết quá ít về hình thái của người Denisovan. Có những hài cốt ở Trung Quốc và những nơi khác có thể là người Denisovan nhưng người ta vẫn chưa thể trích xuất bất kỳ DNA nào từ những hóa thạch này vì chúng không được bảo quản tốt trong điều kiện nhiệt đới.

Theo nhà khoa học Teixeira, chúng ta có thể đã từng xem xét những hóa thạch của người Denisovan và tưởng là một thứ gì đó khác. Bằng chứng về hóa thạch được công nhận là người Denisovan bao gồm hóa thạch có DNA hay protein được xác nhận của chủng người này, nhưng làm sao chúng ta chắc chắn một người Denisovan sẽ trông như thế nào?

Cùng với những khám phá gần đây về các chủng người cổ đại mới ở Philippines và Indonesia, phát hiện trên cho thấy Đông Nam Á có thể đóng vai trò quan trọng trong việc gỡ rối câu chuyện về nguồn gốc loài người.

Theo CNN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.