Giải mã bí ẩn “Hồ tử thần đỏ rực”, nghĩa địa của hàng nghìn xác chết hóa đá

Hồ Natron là một trong những hồ nước có vẻ đẹp thanh bình nhất châu Phi, thế nhưng người dân địa phương gọi nó là “hồ tử thần”.

Nhiều loài động vật không thể tồn tại trong nước có tính kiềm, trừ chim hồng hạc, cá rô phi và một số loại vi khuẩn, tảo.
Nhiều loài động vật không thể tồn tại trong nước có tính kiềm, trừ chim hồng hạc, cá rô phi và một số loại vi khuẩn, tảo.

Hồ tử thần” này trở thành nghĩa địa của hàng nghìn xác chết như bị “hóa đá”. Điều gì tạo nên hiện tượng này?

Hồ Natron ở phía bắc Tanzania thuộc Đông Phi là một vùng nước cực kỳ kiềm. Độ pH của nó cao tới 10,5 - không hoàn toàn ăn da như amoniac, nhưng tương tự như sữa magiê, một phương pháp điều trị được sử dụng để trung hòa axit trong dạ dày.

Lý do hồ nước có độ kiềm cao là do địa chất núi lửa bao quanh hồ Natron. Các khoáng chất và muối được tạo ra bởi quá trình núi lửa phun trào - đặc biệt là natri cacbonat - đẩy nước hồ Natron vượt xa độ pH trung tính bình thường của nước là 7 theo thang độ 0 đến 14 pH.

Nhiều loài động vật không thể tồn tại trong nước có tính kiềm, trừ chim hồng hạc, cá rô phi và một số loại vi khuẩn, tảo. Khi động vật của hồ chết, cơ thể của chúng cứng như đá. Bởi chúng được “ướp xác” bằng các khoáng chất natri cacbonat.

Người Ai Cập cổ đại đã sử dụng natri cacbonat và các loại muối tự nhiên khác, được gọi là natron, để ướp xác.

Cộng đồng mạng - Giải mã bí ẩn: “Hồ tử thần đỏ rực” kỳ lạ - nghĩa địa của hàng nghìn xác chết “hóa đá” (Hình 2).

Màu đỏ thẫm như máu của hồ là do loại vi khuẩn cyanobacteria tạo ra.

Màu đỏ thẫm như máu của hồ là do loại vi khuẩn cyanobacteria tạo ra. Còn khu vực vùng hồ nông có màu da cam. Nhiệt độ trong hồ cao tới 41 độ C, hàm lượng muối cao nên không phải là môi trường sống lý tưởng của các sinh vật thông thường.

Khi mực nước trong hồ thấp, người ta sẽ thấy cảnh xác của sinh vật từng rơi xuống nước dạt vào bờ. Trên cơ thể chúng được phủ lớp muối. Và đặc biệt, nhờ cacbonat natri khiến phần xác cứng lại như lớp đá. Bởi vậy, câu chuyện về sinh vật hóa đá cũng bắt nguồn từ đây.

Cộng đồng mạng - Giải mã bí ẩn: “Hồ tử thần đỏ rực” kỳ lạ - nghĩa địa của hàng nghìn xác chết “hóa đá” (Hình 3).

Ngoài ra, do độ phản quang mạnh khiến nhiều loài chim bay qua hồ Natron dễ bị lóa mắt rồi rơi xuống nước. Thực chất, chúng không phải bị hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ nào hóa đá, mà chẳng qua chết do môi trường nước trong hồ quá khắc nghiệt và bị vôi hóa.

Cộng đồng mạng - Giải mã bí ẩn: “Hồ tử thần đỏ rực” kỳ lạ - nghĩa địa của hàng nghìn xác chết “hóa đá” (Hình 4).

Hồ hấp dẫn chim hồng hạc vào mùa sinh sản bởi nguồn thức ăn dồi dào.

Dù nguy hiểm, hồ nước lại hấp dẫn chim hồng hạc vào mùa sinh sản bởi nguồn thức ăn dồi dào. Đàn hồng hạc sẽ chỉ tìm kiếm thức ăn ở những khu vực nông và an toàn.

Gần hồ Natron có ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai đang hoạt động. Theo Viện Smithsonian, Ol Doinyo Lengai là ngọn núi lửa duy nhất phun trào dung nham carbonatite trong lịch sử loài người.

Không giống như hầu hết các núi lửa, phun ra dung nham thủy tinh, giàu silic, dung nham carbonatite chứa rất ít silica. Thay vào đó, nó được tạo ra từ các khoáng chất carbonate (như natron) thường thấy trong đá trầm tích.

Theo nguoiduatin.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ