Giá vàng hôm nay giảm nhẹ

GD&TĐ - Giá vàng thế giới hôm nay (11/7) có đôi chút giảm nhẹ so với phiên giao dịch trước. Trong khi đó giá vàng trong nước giữ chiều ổn định 

Giá vàng hôm nay giảm nhẹ

Giá vàng trong nước

Sáng hôm nay (11/7), giá kim loại quý trong nước biến động trái chiều và duy trì ngưỡng 67 triệu đồng/lượng. Hiện tại, giá vàng trong nước đang được niêm yết cụ thể như sau:

Vàng DOJI tại khu vực Hà Nội đang niêm yết ở mức 66,4 triệu đồng/lượng mua vào và 67,05 triệu đồng/lượng bán ra. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng thương hiệu này đang mua vào cao hơn 50.000 đồng nhưng bán ra mức tương tự như ở khu vực Hà Nội.

Vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng đang mua vào mức 66,5 triệu đồng/lượng và bán ra mức 67,12 triệu đồng/lượng. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng SJC vẫn đang mua vào mức tương tự như ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng nhưng bán ra thấp hơn 20.000 đồng. Như vậy, so với rạng sáng trước đó, giá vàng SJC đã được điều chỉnh tăng 50.000 đồng ở chiều mua nhưng giảm 50.000 đồng ở chiều bán.

Giá vàng PNJ niêm yết ở mức 66,5 triệu đồng/lượng mua vào và 67 triệu đồng/lượng bán ra, không đổi so với rạng sáng trước đó. Trong khi đó, Bảo Tín Minh Châu đã điều chỉnh giảm 100.000 đồng ở chiều mua và 110.000 đồng ở chiều bán xuống lần lượt 66,5 triệu đồng/lượng và 67,04 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước cập nhật sáng ngày (11/7):

Vàng

Khu vực

Ngày (10/7) Ngày (11/7)

Mua vào

Bán ra

Mua vào

Bán ra

Mua vào

Bán ra

Đơn vị tính:

Triệu đồng/lượng

Đơn vị tính:

Nghìn đồng/lượng

DOJI

Hà Nội

66,45

67,05

66,4

67,05

-50

-

TP Hồ Chí Minh

66,45

67,05

66,45

67,05

-

-

SJC

TP Hồ Chí Minh

66,45

67,15

66,5

67,1

+50

-50

Hà Nội

66,45

67,17

66,5

67,12

+50

-50

Đà Nẵng

66,45

67,17

66,5

67,12

+50

-50

PNJ

TP Hồ Chí Minh

66,5

67

66,5

67

-

-

Hà Nội

66,5

67

66,5

67

-

-

Bảo Tín Minh Châu

Toàn quốc

66,6

67,15

66,5

67,04

-100

-110

Giá vàng thế giới

Trên thị trường quốc tế, theo Kitco, giá vàng thế giới lúc 22h30 đêm qua (giờ Việt Nam) giảm 1,81 USD, tương đương 0,09% xuống mức 1.923,75 USD/ounce.

Báo cáo việc làm tuần trước cho thấy nền kinh tế Mỹ tạo thêm ít việc làm nhất trong 2 năm rưỡi vào tháng 6, nhưng mức tăng lương mạnh liên tục cho thấy điều kiện thị trường lao động vẫn còn thắt chặt.

Hơn 85% trong số 85 quỹ đầu tư quốc gia và 57 ngân hàng trung ương tham gia cuộc khảo sát nghiên cứu quản lý tài sản có chủ quyền toàn cầu hàng năm của Invesco tin rằng trong thập niên tới, lạm phát sẽ cao hơn với thập niên vừa qua.

Giá vàng thế giới hôm nay (11/7) tiếp đà suy giảm

Giá vàng thế giới hôm nay (11/7) tiếp đà suy giảm

Nhận định giá vàng

Với giá vàng trong nước biến động trái chiều và giá vàng thế giới niêm yết tại Kitco ở mức 1.923 USD/ounce (tương đương gần 55,3 triệu đồng/lượng nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, chưa thuế, phí), chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới hiện khoảng gần 12 triệu đồng/lượng.

Vàng ít biến động vào phiên đầu tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu về lạm phát của Hoa Kỳ có thể ảnh hưởng đến quyết định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).

Giá vàng giao ngay duy trì ổn định ở mức 1.925,30 USD mỗi ounce. Theo nhận định của Jim Wyckoff, một nhà phân tích cao cấp tại Kitco, vàng đã nhận được một mức hỗ trợ mạnh trên biểu đồ ở mức 1.900 USD. Tuy nhiên, nếu tình hình lạm phát tiếp tục gia tăng, có thể xảy ra tình huống giá vàng giảm xuống dưới mức này và có thể nhanh chóng tiến gần đến mức 1.848 USD.

Trọng tâm của tuần này sẽ là dữ liệu về Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ, dự kiến ​​sẽ được công bố vào thứ Tư tới đây. Thông tin từ cuộc họp này cho thấy đa số các nhà hoạch định chính sách của Fed dự đoán rằng sẽ có sự thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa.

Theo đó, lãi suất cao hơn làm giảm sức hấp dẫn của vàng, vì kim loại quý này không sinh lợi từ lãi suất. Giá vàng thỏi đã giảm hơn 7% kể từ đỉnh điểm gần kỷ lục đạt được vào đầu tháng 5, khi các nhà đầu tư giảm kỳ vọng về việc Fed sẽ kết thúc chu kỳ tăng lãi suất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.