Phát hiện những dấu hiệu trẻ khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì

GD&TĐ - Ở giai đoạn dậy thì, trẻ phát triển rất nhanh và có nhiều biến đổi về tâm sinh lý lứa tuổi. Những sự thay đổi đột ngột khiến nhiều trẻ rơi vào tình trạng không làm chủ được bản thân, khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì.

Phát hiện những dấu hiệu trẻ khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì

Rối loạn cảm xúc

Khủng hoảng tâm lý khi bước vào tuổi dậy thì nếu không được tư vấn, xoa dịu thì các em rất dễ bị rối loạn cảm xúc, trở nên stress và trầm cảm, rối loạn tâm thần hoặc hành vi.

Rối loạn cảm xúc gây nên những bất ổn về tinh thần, buồn vui vô cớ, tâm trạng thất thường, thoắt buồn thoắt vui. Biểu hiện của rối loạn cảm xúc là ăn không ngon miệng, khó ngủ, ốm yếu, vận động chậm chạp, hay quên, mất tập trung, rất nhạy cảm trước những lời trêu chọc, hay suy nghĩ đến những vấn đề tiêu cực…

Stress và trầm cảm

Ở độ tuổi dậy thì trẻ rất nhạy cảm trước những câu nói của bạn bè, áp lực từ học tập, sự quan tâm của gia đình. Trẻ hay có những suy nghĩ tiêu cực về ngoại hình và trình độ của bản thân, hay đòi hỏi những thứ vượt quá khả năng dẫn đến stress. Tình trạng stress kéo dài sẽ khiến trẻ mệt mỏi, căng thẳng, lo âu, suy nghĩ luẩn quẩn, mất ngủ, sức khỏe suy nhược… Bên cạnh đó, khủng hoảng tâm lý khi bước vào tuổi dậy thì còn khiến các em dễ rơi vào trạng thái trầm cảm tuổi mới lớn, tự cô lập mình với thế giới bên ngoài, xuất hiện các hành vi tiêu cực.

Khủng hoảng tâm lý lứa tuổi mới lớn rất nguy hiểm nên phụ huynh cần hiểu rõ nguyên nhân để giúp trẻ tránh những sai lầm không đáng có.

Khủng hoảng tâm lý ở tuổi dậy thì được cho là do sự phát triển nhanh chóng của các hormone sinh dục, sự phân biệt giới tính khiến các trạng thái cảm xúc nhạy cảm xuất hiện. Nếu những người xung quanh không hiểu rõ những cảm xúc của trẻ, tác động vào các vấn đề đó sẽ dễ khiến chúng cảm thấy không được tôn trọng, dễ làm nảy sinh xung đột, dẫn đến rối loạn cảm xúc.

Trầm cảm cũng là nguyên nhân gây khủng hoảng tâm lý ở tuổi dậy thì. Khi bước vào giai đoạn dậy thì, tâm lý trẻ khá nhạy cảm,dễ bị những tư tưởng tiêu cực tác động, hay bị áp lực từ việc học tập, bạn bè, gia đình. Trẻ dễ bị rơi vào tình trạng buồn bã, lo âu, thích một mình, ngại giao tiếp, hay chán nản.

Trẻ hay có những suy nghĩ tiêu cực, có các dấu hiệu làm đau bản thân. Đây là dấu hiệu stress ở tuổi dậy thì rất nghiêm trọng, phụ huynh cần phát hiện sớm và đưa trẻ đến chuyên gia tâm lý để thăm khám.

Hãy luôn ở bên cạnh để chia sẻ, quan tâm và theo dõi mọi biểu hiện của trẻ. Điều này sẽ giúp phụ huynh nhận ra những điểm bất thường, kịp thời can thiệp để giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn.

Hãy luôn là người bạn để đồng hành và chia sẻ cùng con, thường xuyên trò chuyện và chia sẻ sẽ giúp trẻ thổ lộ những bất ổn của bản thân. Thay vì giảng giải cho con nên làm như thế này hay thế kia thì bố mẹ nên lắng nghe con, tâm sự cùng con và thấu hiểu những khó khăn mà con đang trải qua.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.