Giá bán USD vẫn trên 25.000 đồng, chuyên gia kiến nghị giải pháp 'hạ nhiệt'

GD&TĐ - Hiện, các ngân hàng thương mại liên tiếp niêm yết giá mua và bán USD tăng cao với đỉnh mới ở mức trần theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Giá bán USD vẫn trên 25.000 đồng
Giá bán USD vẫn trên 25.000 đồng

Tỷ giá vẫn “nóng”

Hôm 19/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục điều chỉnh tăng tỷ giá trung tâm. Giá bán USD tại các ngân hàng thương mại cũng tăng liên tục. Cụ thể, tỷ giá trung tâm được NHNN công bố là 24.260 đồng/USD, tăng 29 đồng so với phiên trước nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (17/4).

Như vậy, với biên độ +/-5%, tỷ giá trần các ngân hàng áp dụng là 25.473 VND/USD và tỷ giá sàn là 23.047VND/USD.

Các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng giá mua bán USD. Cụ thể, tại Vietcombank, giá bán USD được niêm yết ở mức 25.473 đồng/USD, tăng 33 đồng so với phiên 17/4. Giá mua USD cũng được nhà băng này tăng lên 25.133 đồng/USD mua tiền mặt và 25.163 đồng/USD khi mua chuyển khoản.

Eximbank cũng niêm yết giá bán USD tăng lên 25.472 đồng/USD, trong đó giá mua tiền mặt là 25.150 đồng/USD và mua chuyển khoản là 25.230 đồng/USD.

Lý giải về tình hình “căng thẳng” của tỷ giá hiện nay, chuyên gia kinh tế Trương Hiền Phương, cho hay, tỷ giá tăng đến từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Nguyên nhân khách quan là do giá vàng thế giới tăng, rồi cả giá dầu cũng tăng dẫn đến nhu cầu nhập khẩu những mặt hàng này tăng vọt nên thu hút nguồn ngoại tệ nhiều hơn.

Trong khi đó, nguyên nhân chủ quan là vấn đề trong nước thì nhu cầu về đồng USD cũng tăng đột biến. Thời gian qua nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trên thị trường chứng khoán khá lớn, điều này cho thấy nhà đầu tư ngoại đang có xu hướng rút tiền khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam, dẫn đến nhu cầu đồng USD để chuyển đổi tăng mạnh.

Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu cũng tăng cao. Việc này đến từ tính chu kỳ ví dụ như năm mới các DN có nhu cầu nhập khẩu trang thiết bị, máy móc… Thêm vào đó, khi giá vàng thế giới tăng thì khi nhập khẩu vàng cũng phải tăng nhu cầu chi tiêu đồng USD tăng hơn so với lúc trước.

Tỷ giá trung tâm được NHNN công bố sáng nay (19/4)

Tỷ giá trung tâm được NHNN công bố sáng nay (19/4)

Một nguyên nhân phải kể đến là cán cân tỷ giá hối đoái trên thế giới hiện giờ vẫn cao. Có nghĩa là đồng USD vẫn rất mạnh, dẫn đến tỷ giá trong nước vẫn cao như thế.

Đáng nói, một nguyên nhân nữa còn đến từ việc tâm lý của đại bộ phận người dân khi nghe rục rịch tỷ giá tăng thì có khuynh hướng đầu cơ, một số khác thì muốn tích trữ để phòng ngừa rủi ro. Khuynh hướng này càng khiến đồng USD thêm “sốt” giá.

Giải pháp nào để kéo giảm tỷ giá?

Trong báo cáo phân tích mới đây, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng, ngoài tác động của chỉ số DXY, tỷ giá trong nước tăng còn do nhu cầu nhập khẩu tăng và các hoạt động găm giữ USD cũng như đầu cơ tỷ giá.

Đối phó với tình trạng này, NHNN chủ động phát hành tín phiếu từ đầu tháng 3/2024.

Nhóm chuyên gia của KBSV cũng cho rằng, NHNN sẽ vẫn tập trung vào việc phát hành tín phiếu. Tuy nhiên, nếu các áp lực này tiếp tục gia tăng, đặc biệt trong kịch bản giá dầu Brent vượt 93 USD/thùng, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ 10 năm vượt 4,7%, NHNN có thể sẽ phải can thiệp bằng việc bán kỳ hạn hoặc bán thẳng dự trữ ngoại hối để ổn định tỷ giá.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Trương Hiền Phương thì khuyến nghị, về các giải pháp “kéo giảm” tỷ giá, Chính phủ nên có các tuyên bố rộng rãi hơn, quyết liệt hơn trên các phương tiện truyền thông để khẳng định cho người dân biết rằng Chính phủ đang có nguồn dự trữ ngoại hối rất lớn. Có thể công bố con số cụ thể về nguồn dự trữ ngoại hối ra như vẫn hay công bố trước đây.

Thứ 2, nên có các cam kết mạnh mẽ về việc sẽ điều tiết thị trường ngoại hối, không để cho tỷ giá tăng nóng từ những lãnh đạo cấp cao như lãnh đạo NHNN. Tại sao nên làm điều này, vì làm điều này thì người dân sẽ bớt lo lắng, hoang mang, bớt phòng thủ nên sẽ không có tình trạng đổ xô đi mua ngoại tệ.

Thứ 3, Chính phủ thông qua NHNN khuyến khích các DN xuất khẩu mạnh dạn bán USD tiếp cho hệ thống ngân hàng, để tăng thu nguồn ngoại tệ đến từ các DN này.

Thứ 4, NHNN có thể bán ra một lượng ngoại tệ nhất định nào đó để bình ổn giá và “hạ nhiệt” cho tỷ giá.

“Đây là những giải pháp tức thời để giúp cho tỷ giá hạ nhiệt. Còn về các giải pháp căn cơ, nền tảng và cũng hơi mất thời gian là bán tín phiếu ra để hút tiền về nhưng giải pháp này lại gây khó cho nền kinh tế và ‘gây khó” cho cả DN bởi lượng tiền ròng được hút về nhiều thì nguồn tiền cho các ngân hàng cho vay sẽ yếu đi, làm tăng chi phí vốn của các DN.

Bởi, công cụ tiền tệ không phải đơn giản chỉ phục vụ cho việc bình ổn tỷ giá mà còn phục vụ cho việc chống lạm phát, điều tiết nền kinh tế và hỗ trợ DN phát triển”, ông Phương nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.