Ghi nhận những nỗ lực đổi mới của ngành Giáo dục

GD&TĐ - Với tư cách là một cử tri, ông Nguyễn Hải Châu - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của ngành Giáo dục nhằm đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, trong đó có vai trò quan trọng của người đứng đầu Ngành.

Ghi nhận những nỗ lực đổi mới của ngành Giáo dục

Thưa ông, Quốc hội đang tiến hành kỳ họp thứ 8 với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có hoạt động lấy phiếu tín nhiệm. Cá nhân ông đánh giá như thế nào về tác động của việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn?

- Có thể tôi không nắm được hết toàn bộ tình hình tất cả các đại biểu, nhưng qua những đại biểu được tiếp xúc, tôi thấy hoạt động lấy phiếu tin nhiệm có tác động rất tích cực.

Ông Nguyễn Hải Châu - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) 

Cụ thể, với ngành Giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã có rất nhiều hoạt động mạnh mẽ, chuẩn bị cho đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT.

Ông có tán thành quan điểm, việc đánh giá cá nhân người đứng đầu cũng cần phải có thời gian?

- Điều đó hoàn toàn chính xác, không những phải có thời gian mà còn phải thông qua nhiều kênh, tìm hiểu thực tế ở nhiều nơi. Nếu chỉ nhìn nhận ở một góc độ nhất định đôi khi sẽ phiến diện. Từ một hiện tượng không thể đánh giá hết bản chất.

Tôi hoàn toàn đồng tình với việc ta phải có thời gian, đánh giá nhiều góc độ và có thể đánh giá trên nhiều đối tượng khác nhau.

Dư luận cử tri, cùng với sự ghi nhận nỗ lực, cố gắng của ngành Giáo dục, của bản thân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng đồng thời đóng góp một số vấn đề để Bộ GD&ĐT có những đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa. Cũng là một cử tri, ông có đóng góp gì đối với Ngành và cá nhân người lãnh đạo trong Ngành?

- Chúng tôi luôn theo sát tất cả các hoạt động của Ngành và sẵn sàng đóng góp những việc phù hợp với khả năng của mình; đặc biệt, các hoạt động đổi mới, chúng tôi luôn tham gia tích cực, chủ động.

Ví dụ, đổi mới về cách dạy và cách học trong nhà trường; đổi mới về kiểm tra đánh giá... Vừa rồi, Việt Nam tham gia chương trình đánh giá PISA được thế giới đánh giá cao, chúng tôi cũng tham gia rất tích cực trong hoạt động này. 

Việt Nam cũng là một trong những đội được quốc tế đánh giá ương đối mạnh trong kỳ vừa rồi. Tất cả những gì mình làm được sao cho Ngành phát triển lên chúng tôi đều tham gia hết sức chủ động.

Hiện Bộ GD&ĐT có một số chủ trương đang nhận được sự quan tâm của dư luận, đó là Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia cũng như đổi mới cách đánh giá với học sinh tiểu học. Ông nhận định như thế nào về những chủ trương này?

- Tôi nghĩ, đây chính là sự chuẩn bị tích cực cho công cuộc đổi mới. Thứ nhất, đối với học sinh, rõ ràng trước đây chúng ta quan tâm đến việc đánh giá, cho điểm. Cũng không thể phủ nhận việc đánh giá cho điểm là không đúng, bởi đánh giá phải có một thước đo và cho điểm là một cách.

Nhưng với học sinh tiểu học, đánh giá làm sao thấy được sự tiến bộ của các em có thể tích cực hơn là chỉ so sánh các em với nhau. Đôi khi so sánh bằng điểm sẽ khiến các em tự ti.

Đổi mới đánh giá với học sinh tiểu học mong muốn bản thân từng học sinh được đánh giá sự tiến bộ theo đúng với chính mình.

Việc đánh giá để học sinh có thể so sánh được với nhau có thể bằng một số kỳ đánh giá chung; nhưng nhìn chung, đánh giá trong lớp học, đánh giá trong nhà trường nên chỉ trọng tâm vào đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong từng giai đoạn một. Khi học sinh tự tiến bộ, các em sẽ khẳng định được mình.

Tuy nhiên, hiện nay dư luận cũng có một số ý kiến trái chiều xung quan cách đánh giá này, ông nghĩ sao?

- Tôi nghĩ, việc có ý kiến trái chiều là chuyện đương nhiên. Khi đổi mới, ta phải chấp nhận có sự thay đổi thói quen. Mà thay đổi thói quen phải có sự chuẩn bị, phải tập.

Ví dụ, từ viết tay trái chuyển sang viết tay phải chẳng hạn, cũng phải tập, không thể ngay một lúc mà viết đẹp được. Nên, chuyện điều chỉnh, thay đổi có thể có ý kiến khác nhau. Chỉ bằng bằng thực tế, qua thực tế mới chứng minh được đó là điều thực sự tốt, ưu việt hay không?

Xin cảm ơn ông!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây guitar bí ẩn.

Những cây đàn huyền bí

GD&TĐ - Trong một số trường hợp, nhạc cụ còn được cho là sở hữu sức mạnh huyền bí, mắc lời nguyền.