Ghi nhận nhiều kết quả nổi bật của ngành Giáo dục

Ảnh: Phan Nga
Ảnh: Phan Nga

Tham dự buổi làm việc, về phía Bộ GD&ĐT có Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ; về phía Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và Thứ trưởng Lê Quân.

Toàn ngành tập trung triển khai thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ, 5 giải pháp

Tính đến ngày 30/9/2018, Bộ đã ban hành theo thẩm quyền 31 văn bản, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 7 đề án.

Báo cáo tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết: Năm 2018, ngành Giáo dục đã cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, khắc phục những bất cập, hạn chế giải quyết các “nút thắt” qua việc hoàn thiện 2 dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Đồng thời tập trung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý để các địa phương thực hiện việc đổi mới GD-ĐT.

Năm học 2017 – 2018, toàn ngành đã tiếp tục tập trung triển khai thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải pháp cơ bản theo Chỉ thị nhiệm vụ trọng tâm năm học, gắn với Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT và Nghị quyết 88, Nghị quyết 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và các chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực GD-ĐT.

Một trong những kết quả nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ đó là: Bộ đã rà soát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở GDĐT trong cả nước.

Bộ đã hướng dẫn các địa phương thực hiện dồn dịch các điểm trường mầm non, trường phổ thông phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, xây dựng đề án quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và đào tạo giáo viên giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn 2035, trình Thủ tướng Chính phủ năm 2017 và hiện nay đang hoàn thiện theo quy định của Nghị quyết số 19 – NQ/TW và Luật Quy hoạch.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ 

Nhiều địa phương đã chủ động rà soát quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục trên địa bàn, từng bước phát triển các cơ sở giáo dục mầm non tư thục ở các khu đông dân cư, khu công nghiệp, thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú; sáp nhập, sắp xếp lại hệ thống trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục kỹ thuật tổng hợp, sắp xếp lại các trường tiểu học, THCS có quy mô nhỏ theo hướng thành lập trường liên cấp, liên xã.

Tự chủ đã đi đúng khuynh hướng

Cùng với đó, Bộ GD&ĐT đã đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở GD&ĐT. Bộ đã trình Chính phủ Nghị định quy định về cơ chế tự chủ của cơ sở giáo dục đại học công lập.

Các cơ sở giáo dục đại học ngày càng được giao quyền tự chủ nhiều hơn nên đã chủ động, linh hoạt hơn về tổ chức bộ máy, tuyển dụng nhân sự và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, hoạt động ngày càng hiệu quả. 

Phát biểu kết luận buổi làm việc, ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội ghi nhận những kết quả mà Bộ GD&ĐT và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã đạt được. Cả hai bộ đã thẳng thắn nhìn vào một số bất cập, hạn chế.

Cần xem xét kỹ lưỡng vấn đề tinh giản biên chế giáo viên, tránh tình trạng cắt giảm một cách cơ học, không tính đến yếu tố phát triển đội ngũ. 
 
Ông Phan Thanh Bình

Ông Phan Thanh Bình nhấn mạnh, thời gian qua mạng lưới trường lớp đã cơ bản ổn định và đi vào nề nếp. Kết quả thi quốc tế từ phổ thông cho đến nghề nghiệp đều đạt thành tích tốt, rất đáng tự hào.

Công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ổn định không xảy ra những "ồn ào" trong dư luận xã hội. Đặc biệt, thời gian qua tự chủ đại học ở các trường đã có khuynh hướng tốt.

Ông Phan Thanh Bình phát biểu kết luận buổi làm việc
  Ông Phan Thanh Bình phát biểu kết luận buổi làm việc

Tuy nhiên, chúng ta cần tính đến bài toán đường dài đó là chất lượng, cái đó mới là giá trị. Sắp tới Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Qua đó sẽ tạo nền tảng cho các trường thực hiện quyền tự chủ của mình.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng lưu ý: Cần làm rõ trách nhiệm của Nhà nước về xã hội hóa, về vấn đề chất lượng giáo dục đại trà và đỉnh cao. Đồng thời quy định rõ hơn về trường tư thục nhằm đẩy mạnh các trường tư thục phát triển.

"Trong quá trình chuẩn bị chương trình, sách giáo khoa mới, Bộ GD&ĐT hướng dẫn các địa phương thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lý quá trình giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Từ đó tạo thuận lợi cho học sinh và giáo viên khi chuyển sang thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới" - Trích Báo cáo của Bộ GD&ĐT.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.