Ghê rợn với hủ tục cắt và khâu âm hộ phụ nữ ở Sierra Leone

Cô bé Mariatu (16 tuổi) ở miền bắc Sierra Leone đã nhiều đêm mất ngủ vì lo sợ sẽ có lúc bị bắt đi thực hiện tục lệ cắt âm hộ cho các cô gái trước khi lấy chồng.

Ghê rợn với hủ tục cắt và khâu âm hộ phụ nữ ở Sierra Leone
Cô bé 16 tuổi Mariatu tâm sự, em luôn nơm nớp lo sợ mỗi khi đi ngủ: “Cháu không an tâm khi sống trong xã hội này, thậm chí ngay cả trong ngôi nhà của mình. Cháu sợ mỗi khi mình ngắm mắt ngủ sẽ có người đến và kéo cháu đi đến nhà Bondo để thực hiện hủ tục ghê rợn đó”.

Hủ tục mà Mariatu đề cập đến ở đây là lễ cắt âm vật, một nghi lễ tôn giáo được thực hiện trên 29 quốc gia, chủ yếu ở khu vực châu Phi và Trung Đông. 

Những phụ nữ lớn tuổi ở các bộ lạc tin rằng điều này sẽ khiến các cô gái chăm sóc gia đình và chung thủy với chồng hơn, do họ sẽ không còn ham muốn về mặt tình dục dẫn đến các mối quan hệ ngoài hôn nhân.

Tuy nhiên, hủ tục đáng sợ này đang gặp thách thức từ những phong trào và tổ chức đòi quyền phụ nữ, và đặc biệt là có những bé gái như Maritu sẵn sàng đứng lên, chống lại nó. 

"Cháu không đồng ý và mọi người trong họ bắt đầu sỉ nhục cháu. Bạn gái cùng lứa cháu chỉ có mình cháu không đi theo tục lệ này. Cháu phải bỏ nhà đi vì mọi người ép buộc."


Dù vẫn phải tiếp tục chạy trốn, nhưng cô bé Mariatu và hành động chống đối của em đã góp thêm tiếng nói vào cuộc vận động chống lại hủ tục cắt âm vật ở trẻ em dưới 18 tuổi, vốn đang nhận được sự hưởng ứng của người dân. Một số người tin rằng bước đi đầu này đã theo đúng hướng.
cogaituchoi10
Đối mặt với hai "đao phủ" hành lễ, cô bé Mariatu (16 tuổi) đã dũng cảm từ chối việc cắt bỏ âm vật bằng cách chạy trốn khỏi làng mình
cogaituchoi8
Ngôi nhà Bondo tại Makeni, nơi diễn ra nghi lễ cắt âm hộ.

“Con cái cần phải tôn trọng cha mẹ. Thế nhưng cũng không có nghĩa là con cái bắt buộc làm theo mọi quyết định của cha mẹ thậm chí phải thực hiện theo hủ tục ghê rợn truyền thống này” - Ông An-Marie Caulker, một người vận động chống tục lệ này tuyên bố.

Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), hơn 125 triệu bé gái và phụ nữ trưởng thành trên thế giới đã phải chịu đựng hủ tục ghê rợn này. 

Các cuộc "phẫu thuật" cắt và khâu âm đạo thường diễn ra giữa rừng, do những phụ nữ lớn tuổi, không có kiến thức về y học đảm nhận. 

Chính điều kiện thô sơ này mà nguy cơ tử vong của hủ tục này rất cao. Với những người còn sống, vết thương nó đem lại sẽ đeo đẳng người phụ nữ suốt cuộc đời. 

Khi sinh nở họ sẽ phải chịu nỗi đau đớn hơn rất nhiều lần so với những phụ nữ bình thường khác (do vết khâu khi cắt bỏ sẽ rách trở lại).

cogaituchoi6
cogaituchoi7
Nhóm phụ nữ "đao phủ" lớn tuổi tại bộ tộc tỏ ra không hài lòng khi tục lệ cắt âm hộ của họ bị cấm tại địa phương.

Cô bé Mariatu cho biết, kể từ sau lần chống đối đó, chính quyền nơi em sinh sống không ban hành lệnh cấm việc thực hiện tục lệ cắt âm vật. 

Tuy nhiên, họ sẽ ủng hộ những người không muốn trở thành nạn nhân của hủ tục này. Bên cạnh đó, tại một ngôi làng gần đó, mặc dù chính quyền sở tại đã ban lệnh cấm nhưng họ vẫn không phủ nhận viêc thực thi tục lệ truyền thống này đã góp phần phát triển xã hội cách đây 5 năm. Và những “tay đao phủ” hành lễ hủ tục này sẽ từ bỏ nghề nếu như họ có công việc thay thế.

Tuy nhiên hành động chống đối của ariatu đã “đụng chạm” đến sức mạnh thầm kín của một số nhóm người bí mật trong xã hội Sierra Lone cũng như chống lại niềm tin văn hóa và chính trị của nước này. 

Bởi người ta cho rằng, việc cắt âm vật sẽ giúp nữ giới giữ được sự tinh khiết, trong sạch trước khi lập gia đình. Ai không làm sẽ bị cho là ô uế và bị xã hội ruồng bỏ.

cogaituchoi3
Một số người cho rằng, việc cắt âm vật sẽ giúp nữ giới giữ được sự tinh khiết, trong sạch trước khi lập gia đình.

cogaituchoi4
Sau khi thực hiện xong nghi lễ, các bé gái được đưa đến ngôi nhà Bondo để nghỉ ngơi
Tuy nhiên bà Aminata Sheriff - Thành viên của một tổ chức phi chính phủ - đã phủ nhận điều đó: “Việc cắt bỏ âm vật không phải là nghi lễ văn hóa, đó là sự áp đặt quyền lực.

Được biết, trước đó, một nhóm liên minh những người phụ nữ chống tục lệ này cũng đã thực hiện cuộc vận động với người dân trong làng và bước đầu đã nhận được nhiều sự ủng hộ. 

Rugiatu Tura - Người đứng đầu nhóm liên minh này chia sẻ: “Giáo dục là yếu tố làm gia tăng sự ủng hộ của người dân đối với những cuộc vận động này. 

Nhiều người dân ở các vùng nông thôn đã chấp nhận xóa bỏ nạn cắt âm vật. Họ mong muốn xây dựng trường học thay thế những ngôi nhà Bondo”.

Theo afamily.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ