Gặp gỡ Việt - Pháp về Toán học cho sự phát triển

GD&TĐ - Chiều 21/9, tại Hội trường Ngụy Như KonTum, Hà Nội, đã khai mạc Hội thảo quốc tế "Gặp gỡ Việt - Pháp về Toán học cho Sự phát triển"

Gặp gỡ Việt-Pháp về Toán học cho Sự Phát Triển.
Gặp gỡ Việt-Pháp về Toán học cho Sự Phát Triển.

Sự kiện tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Cộng hoà Pháp, được đồng tổ chức bởi Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học Pháp (FAS), kết hợp với Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu quốc tế Pháp Việt về Toán học và Ứng dụng (IRL FVMA), Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Mạng lưới Nghiên cứu quốc tế về Mô hình hoá Toán học và Máy tính về các hệ thống phức tạp, Viện Nghiên cứu quốc gia Pháp vì Sự phát triển (UMMISCO-IRD).

Hội thảo được tổ chức nhằm thúc đẩy ứng dụng của Toán học trong sự phát triển của xã hội và kỷ niệm Năm quốc tế về Khoa học cơ bản cho Phát triển bền vững 2022-2023 do UNESCO và Liên hợp quốc khởi xướng. Hội thảo thu hút hơn 300 đại biểu đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp đến tham dự.

Đại biểu phát biểu tham luận tại phiên khai mạc.

Đại biểu phát biểu tham luận tại phiên khai mạc.

Chương trình Hội thảo gồm 6 báo cáo mời toàn thể: GS.VS. Pierre Auger (FAS), GS.VS. Jean-Michel Coron (FAS), GS.VS. Olivier Gascuel (FAS), GS. Ho Tu Bao (VIASM), GS. Phan Van Tan (VNU-HUS), GS.VS. Olivier Pironneau (FAS); 33 báo cáo mời tiểu ban và các trình bày khoa học ngắn của các nhà khoa học trẻ.

Diễn ra trong 3 ngày từ ngày 21 đến ngày 23/9 tại 2 địa điểm: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (VNU-HUS), Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM). Hội thảo sẽ được triển khai tại ba tiểu ban song song bao gồm:

Tiểu ban về Lý thuyết điều khiển và áp dụng vào các vấn đề xã hội: Lý thuyết điều khiển có nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày và công nghệ. Mục tiêu của Tiểu ban này là thiết lập một diễn đàn khoa học để trao đổi các kết quả và cách tiếp cận mới liên quan đến các khía cạnh khác nhau về các chủ đề Điều khiển được, Điều khiển tối ưu và Ổn định hoá.

Tiểu ban về Toán học cho Sự phát triển bền vững: Quản lý tài nguyên nước, quản lý nghề cá và dịch tễ học: Tiểu ban này sẽ trình bày những nghiên cứu gần đây trong lĩnh vực Mô hình toán học cho sự phát triển bền vững của các hệ sinh thái, quản lý tài nguyên nước bền vững và biến đổi khí hậu, quản lý bền vững các hệ thống thủy sản và dịch tễ học. Ngoài tiếp cận về mặt lý thuyết, các thảo luận trong tiểu ban đặc biệt tập trung so sánh các mô hình toán học với các trường hợp thực tế, trong đó có các trường hợp nghiên cứu thực tế tại Việt Nam.

Tiểu ban về Trí tuệ nhân tạo (AI) và Khoa học dữ liệu: Tiểu ban này giới thiệu một số công trình gần đây ở Pháp và Việt Nam trong lĩnh vực AI và Khoa học dữ liệu, cả từ nghiên cứu lý thuyết đến nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu phát triển. Thảo luận khoa học tại tiểu ban có sự tham gia của các nhà khoa học Việt Nam được đào tạo tại Pháp cũng như các nhà khoa học Pháp đang nghiên cứu và giảng dạy tại Việt Nam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.