Florida dự kiến kêu gọi người dân ăn thịt trăn Miến Điện

GD&TĐ - Trăn Miến Điện có thể sẽ trở nên phổ biến trên thực đơn của người Florida: Trăn Miến Điện.

Florida dự kiến kêu gọi người dân ăn thịt trăn Miến Điện

Loài sinh vật xâm lấn đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát tới mức chính phủ bang có thể bắt đầu khuyến khích người dân biến chúng thành một món ăn mới như một cách giúp kiểm soát số lượng.

Trước khi chính thức quyết định, Ủy ban Bảo tồn Cá và Động vật hoang dã Florida (FWC) đã hợp tác với Bộ Y tế Florida để tìm hiểu xem liệu mức thủy ngân trong trăn có an toàn để tiêu thụ hay không.

Tuy nhiên, thợ săn trăn Donna Kalil, người thuộc Khu quản lý nước Nam Florida cho biết, ước tính rằng cô đã ăn hàng chục con trăn trong vòng ba năm qua hoặc lâu hơn, theo tờ South Florida Sun Sentinel đưa tin. 

Trăn Miến Điện bắt đầu có mặt tại Công viên Quốc gia Everglades ở Nam Florida vào giữa thập niên 90, có thể là vật nuôi được thả hoặc trốn thoát và sau đó trở thành loài xâm lấn, theo FWC.

Một loài trở nên xâm lấn khi chúng sinh sôi nhanh chóng ở môi trường không phải bản địa, chủ yếu là do con người gây ra và làm đảo lộn sự cân bằng của hệ sinh thái mới, vốn chưa tiến hóa để thích ứng với các sinh vật ngoại lai, theo Live Science đã đưa tin trước đây.

Dữ liệu gần đây cho thấy, quần thể trăn đang mở rộng về phía Bắc và phía Tây trong Bang Sunshine. Con trăn Miến Điện dài nhất bị bắt ở Florida có chiều dài hơn 18 feet (5,4 mét).

Thông thường, chúng có chiều dài trung bình từ 6 - 9 feet (1,8 và 2,7 m). Do kích thước lớn, loài rắn này có ít kẻ săn mồi và sẽ ăn thịt nhiều loại động vật, bao gồm động vật có vú, chim và thậm chí cả cá sấu. Một số con mồi này là loài bản địa đang bị đe dọa hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.

Việc ăn thịt một loài xâm lấn hoặc gây hại như một cách để kiểm soát quần thể của chúng không phải là chuyện chưa từng có. Ví dụ như ở Florida, cá sư tử và lợn rừng là sinh vật không thuộc bản địa có thể được tiêu thụ. Thậm chí ở đây cự đà còn được mệnh danh là “gà trên cây”, với ý tưởng về công thức chế biến xuất bản bởi Đại học Florida. Vậy điều gì khiến loài trăn khác biệt?

Thịt trăn đặc biệt có thể dễ bị nhiễm thủy ngân, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Thủy ngân là một nguyên tố xuất hiện tự nhiên trong vỏ Trái đất nhưng các hoạt động của con người, chẳng hạn như khai thác và đốt nhiên liệu hóa thạch, đã dẫn đến nồng độ thủy ngân cao được thải vào khí quyển.

Sau đó nó được mang trở lại Trái đất thông qua mưa. Ô nhiễm thủy ngân ở Everglades đặc biệt cao vì nước bốc hơi khỏi thảm thực vật tươi tốt của nó hình thành nên những đám mây hấp thụ thủy ngân khổng lồ lơ lửng trên khu vực này trong hầu hết năm, theo Live Science trước đó đưa tin.

Khi thủy ngân xâm nhập vào hệ thống nước ngọt và nước biển, một số vi sinh vật nhất định có thể lấy nó và chuyển hóa thành metyl thủy ngân. Dạng này tích tụ trong chuỗi thức ăn khi một con vật nhiễm thủy ngân bị ăn thịt. Đối với một con rắn khổng lồ thường xuyên trườn qua các đầm lầy nhiễm thủy ngân và ăn gần như bất cứ thứ gì di chuyển được, nguy cơ nhiễm thủy ngân rất có thể là thật.

Một số con trăn được tìm thấy ở Everglades trước đây được ghi nhận có “mức thủy ngân cao đáng kinh ngạc”, cao hơn gấp đôi mức mà bang Florida cho là an toàn đối với các loài cá ăn được. Nếu con người tiêu thụ chúng, ngộ độc thủy ngân có thể gây ra nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm các vấn đề về thần kinh, nhiễm sắc thể và dị tật bẩm sinh.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học sẽ đo nồng độ thủy ngân trong mô của những con trăn bị bắt. Mục tiêu của nghiên cứu là phát triển và chia sẻ “lời khuyên về việc tiêu thụ trăn Miến Điện ở Nam Florida để cung cấp thông tin tốt hơn cho công chúng”, phát ngôn viên Ủy ban động vật hoang dã FWC Susan Neel nói với CNN.

Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng về Kalil, thợ săn ăn thịt trăn vài lần một tuần. Con gái của bà đã mua cho bà một bộ dụng cụ kiểm tra thủy ngân để xác nhận những con rắn mà bà ăn là an toàn, theo Sentinel đưa tin.

Theo Livescience

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.