Flash trên iPhone bị hủy bỏ chỉ vì... tự ái của Steve Jobs

Một cựu kỹ sư phần mềm tại Apple cho biết Táo khuyết từng thử nghiệm tích hợp Adobe Flash vào Safari trên iPhone cách đây 8 năm.

Flash trên iPhone bị hủy bỏ chỉ vì... tự ái của Steve Jobs

Như đã thấy, iPhone đã không bao giờ có Flash. Có thời điểm Apple bị chỉ trích vì không tích hợp Flash vào iPhone, trong khi lúc nào cũng quảng cáo rằng iPhone cung cấp trải nghiệm duyệt web "như trên máy tính" (lúc đó Flash rất phổ biến, hầu hết các nội dung đa phương tiện trên web đều dùng Flash).

Như "châm dầu vào lửa", phiên bản Android 2.1 ra mắt năm 2010 được tích hợp một phiên bản Flash cho di động do chính Adobe phát triển.

Theo PhoneArena, vào tháng 1/2010, cố CEO Steve Jobs cho biết Flash "cực kỳ nhiều lỗi", và "sẽ không một ai dùng Flash trong tương lai". Jobs dự đoán HTML5 sẽ thay thế Flash, và điều đó đã trở thành sự thật.

Sau này, ông viết một bài luận dài mang tên "Thoughts on Flash" (tạm dịch: Suy nghĩ về Flash). Trong bài viết này, Jobs cho biết Flash có nhiều vấn đề với các thiết bị di động (ngoài lỗi), bên cạnh pin, điều quan trọng nhất là Flash không được tối ưu cho màn hình cảm ứng.

Theo PhoneArena, một cựu Giám đốc bộ phận phát triển phần mềm cho Apple có tên là Bob Burrough cho biết, Apple đã từng thử nghiệm Flash trên iPhone vào năm 2008.

Theo người này, Jobs không quá khó chịu với các lỗi trên Flash, cho rằng đó chỉ là "những lỗi kỹ thuật đơn thuần" và quyết định liên lạc với Adobe để giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên, CEO Adobe là Shantanu Narayen đã không nghe cuộc gọi của Jobs, điều đó khiến ông bực mình và cho rằng vấn đề đã không được giải quyết. Theo Burrough thì đó chính là lý do iPhone không bao giờ có Flash.

Trên Android, Flash cũng không hoạt động hiệu quả, và phiên bản Flash cho di động bị khai tử năm 2011.

Theo Vnreview

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...