EU không thể thay thế viện trợ của Mỹ cho chiến sự

GD&TĐ -Bloomberg ngày 28/11 đưa tin, EU sẽ không thể cung cấp viện trợ cho quân đội Ukraine nếu Tổng thống đắc cử Donald Trump ngừng viện trợ cho Kiev.

Binh sĩ quân đội Ukraine trên chiến trường.
Binh sĩ quân đội Ukraine trên chiến trường.

Theo hãng tin Bloomberg, Kiev đã sử dụng hết kho dự trữ thiết bị thời Liên Xô trước xung đột và trở nên phụ thuộc vào phương Tây về vũ khí. Mỹ là nhà cung cấp hàng đầu về thiết bị quân sự, trong khi EU đã chuyển nhiều tiền mặt hơn.

Bloomberg trích lời Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Marek Prawda nói: "Kiev sẽ phải chịu sự chi phối của Nga nếu không có vũ khí của Mỹ”, và cho biết thêm: “Bất kể Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump làm gì về Ukraine cũng không thay đổi được thực tế rằng, chúng ta đang bước vào một thế giới giao dịch nhiều hơn, và chúng ta cần phải tự huy động để phù hợp với logic đó".

Theo Bloomberg, các thành viên NATO châu Âu "đang phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu tái vũ trang của chính họ". Bất kể họ có thể cung cấp cho Ukraine điều gì, thì điều đó "không thể thay thế" những gì Mỹ đã cung cấp cho Kiev, đáng chú ý nhất là pháo binh và đạn dược vũ khí nhỏ.

Bloomberg lưu ý rằng, theo ước tính công khai, Mỹ cũng đã cung cấp hơn một nửa số tên lửa và đạn dược mà phương Tây cung cấp cho Ukraine, đồng thời nói thêm rằng, thông tin tình báo mà Washington cung cấp cho Kiev, được mô tả là "chìa khóa để Ukraine nhắm mục tiêu vào tài sản của Nga", là không thể thay thế.

Bài phân tích của Bloomberg có vẻ lạc quan hơn về hoạt động sản xuất vũ khí và đạn dược trong nước của Ukraine, và đưa tin rằng, Rheinmetall - Tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu của Đức, nhà cung cấp chính cho Kiev, cũng đã tăng sản lượng.

Báo cáo lưu ý rằng, Nga đã nhắm mục tiêu vào lưới điện và ngành công nghiệp quân sự của Ukraine bằng các đợt tấn công tên lửa và máy bay không người lái, trong khi một số ngành công nghiệp dân sự của Đức đã sa thải công nhân và đóng cửa các nhà máy, với lý do chi phí năng lượng tăng vọt.

“Đây là vấn đề về ý chí chính trị”, tướng Mỹ đã nghỉ hưu và là người ủng hộ Ukraine, Ben Hodges, nói với Bloomberg, lập luận rằng, ngay cả khi không có Mỹ, “nền kinh tế kết hợp của phương Tây vẫn lấn át Nga”.

Thừa nhận rằng, sản lượng đạn pháo của Nga vượt quá tổng sản lượng của các thành viên NATO châu Âu, Bloomberg lưu ý rằng, Moscow đã phải "cần đến kho đạn của Triều Tiên để duy trì tốc độ bắn".

Trích dẫn ước tính của Ukraine, bài báo khẳng định rằng, lợi thế về đạn pháo của Nga hiện chỉ là 2:1, giảm so với mức 7:1 vào đầu năm.

Bài báo cũng đề cập đến tuyên bố của phương Tây rằng, nền kinh tế và ngành công nghiệp quân sự của Nga được cho là sẽ gặp thách thức vào năm 2025.

Tại hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) ở Astana, Kazakhstan, Tổng thống Nga Putin khẳng định, nước này sản xuất vũ khí tầm xa nhiều gấp 10 lần so với tất cả các thành viên NATO cộng lại, và có ý định tăng sản lượng này thêm 25-30% vào năm tới.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều trẻ em Anh phải học trong các lớp học xuống cấp, sàn nhà sụp lún.

Trường học Anh xuống cấp

GD&TĐ - Báo cáo mới đây của tờ The Guardian cảnh báo hơn 1,5 triệu trẻ em tại Anh đang học trong những ngôi trường xuống cấp nghiêm trọng...

Cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 đưa vào vận hành khai thác góp phần rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Diễn Châu (Nghệ An) từ 5 giờ xuống còn 3,5 giờ. Ảnh minh họa: INT

Mở đường cho đột phá phát triển kinh tế

GD&TĐ - Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, cương quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, loại bỏ quy định cản trở, xây dựng thể chế phù hợp, tháo gỡ vướng mắc, “điểm nghẽn” là mở đường cho phát triển kinh tế.