EU đòi chia phần với Mỹ

GD&TĐ - Việc Thủ tướng Đức Olaf Scholz chỉ trích ý tưởng của ông Trump về trữ lượng đất hiếm của Ukraine là do châu Âu cũng mong đợi được chia phần.

Ukraine vận hành hệ thống phòng không IRIS-T do Đức viện trợ.
Ukraine vận hành hệ thống phòng không IRIS-T do Đức viện trợ.

Viện trợ ngang bằng

Theo hãng thông tấn Reuters, lý do khiến ông Olaf Scholz chỉ trích ý tưởng của tổng thống Mỹ vì Đức và nhiều nước châu Âu cũng tích cực viện trợ Ukraine trong suốt hơn hai năm qua.

"Trên thực tế, Thủ tướng Scholz khó chịu về ý tưởng của tổng thống Trump, ông ấy đang cố gắng không nói rằng việc làm này là sai và chúng tôi (châu Âu) cũng muốn được chia phần", thông tấn Anh cho biết.

Bài báo lưu ý rằng châu Âu đã giúp đỡ Ukraine trên cơ sở ngang với Mỹ, nhưng đồng thời có nguy cơ không nhận được bất kỳ nguồn lực nào.

Ấn phẩm này cũng lưu ý đến thực tế là người Ukraine có lẽ cũng muốn có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề tài nguyên của đất nước họ.

Tuần trước, ông Scholz chỉ trích việc ông Trump yêu cầu Ukraine cung cấp đất hiếm để đổi lấy hỗ trợ tài chính và quân sự của Washington, thủ tướng Đức gọi đó là hành động ích kỷ.

Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov lưu ý rằng kế hoạch của Tổng thống Trump đối với kim loại đất hiếm của Ukraine là một đề xuất thương mại.

Ông Peskov đồng thời cho biết, tốt nhất là Washington không nên giúp đỡ Kiev để từ đó góp phần chấm dứt xung đột.

Trước đó, Đại diện Cấp cao về Chính sách An ninh và Đối ngoại của EU Kaja Kallas đã tuyên bố:

"Tôi chắc chắn rằng mọi quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), và hy vọng là cả Mỹ, đều sẵn sàng tiếp tục nỗ lực hỗ trợ Ukraine. EU cũng sẵn sàng tiếp quản vai trò dẫn dắt nỗ lực nếu Mỹ không muốn làm".

Tuy nhiên, bà Kallas cho rằng không nên đồn đoán về nỗ lực viện trợ của Washington cho Kiev vào thời điểm này.

"Mỹ có nhiều lợi ích ở châu Âu và sẽ bất lợi nếu Nga trở thành cường quốc mạnh nhất thế giới. Tôi chắc rằng chính quyền ông Trump cũng có thể nhìn thấy bức tranh bao quát hơn", bà nói.

Phân tích của Reuters dựa trên số liệu từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), có trụ sở Mỹ, cho thấy Nga giành thêm gần 4.000 km2 lãnh thổ trong năm 2024. Trong khi đó, quân đội Ukraine chật vật vì thiếu quân số và vũ khí.

Mỹ là bên viện trợ nhiều nhất cho Ukraine với khoản hỗ trợ lên đến 175 tỷ USD. Tuy nhiên, Ukraine chỉ nhận trực tiếp 106 tỷ USD, gồm 69,8 tỷ USD viện trợ quân sự, 33,3 tỷ USD hỗ trợ tài chính và 2,8 tỷ USD viện trợ nhân đạo.

Số còn lại được chi cho các hoạt động liên quan của Mỹ và một phần nhỏ được dùng để hỗ trợ cho những nước bị ảnh hưởng trong khu vực.

Cơ quan Đối ngoại châu Âu (EEAS) cho biết EU và các nước thành viên đã viện trợ quân sự 49,4 tỷ USD và huấn luyện khoảng 70.000 binh sĩ cho Ukraine.

Tổng thống Donald Trump từng tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong 24 giờ, song không nêu biện pháp cụ thể. Ông Donald Trump từng nhiều lần chỉ trích mạnh mẽ khoản viện trợ quân sự khổng lồ cho Ukraine dưới thời Tổng thống Joe Biden.

Phương án của Mỹ

Theo Bloomberg, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump về Ukraine và Nga, ông Keith Kellogg, có kế hoạch công bố một số phương án để chấm dứt xung đột ở Ukraine trong những tuần tới.

Hãng tin này cho biết, ông Kellogg có ý định thu thập thông tin và ý kiến từ các quan chức tại Hội nghị An ninh Munich, cũng như trong các chuyến thăm tới Kiev và các thủ đô châu Âu.

Những đề xuất này dự kiến sẽ mở đường cho Trump đàm phán trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Vladimir Zelensky.

Đặc phái viên Mỹ dự kiến sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo châu Âu về sự sẵn sàng của họ trong việc đóng vai trò đi đầu về các vấn đề an ninh để hỗ trợ cho một thỏa thuận hòa bình có thể đạt được.

Đồng thời, hãng tin lưu ý rằng Mỹ khó có thể gửi quân tới đó mà chỉ giới hạn ở các hình thức hỗ trợ khác. Ông Kellogg cũng dự kiến sẽ kêu gọi các đồng minh tăng chi tiêu quốc phòng, điều mà Trump đã nhiều lần nhấn mạnh trước đây.

Trong số các đề xuất đang được thảo luận với các đối tác châu Âu có việc gia tăng sức ép lên ngành năng lượng của Nga và việc sử dụng các tài sản bị đóng băng của Nga.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vinicius được cho là đang đàm phán hợp đồng với PSG.

Vinicius đàm phán gia nhập PSG

GD&TĐ - Người đại diện của Vinicius đã có các cuộc đàm phán với PSG về một vụ chuyển nhượng tiềm năng.