EU có thể phạt các nước Trung Á nếu hỗ trợ Nga lách luật

GD&TĐ - Các quốc gia thành viên của EU có ý định cảnh báo các quốc gia Trung Á nếu họ hỗ trợ Nga phá vỡ các hạn chế của phương Tây.

(Ảnh: IZ).
(Ảnh: IZ).

Ngày 25/3, hãng tin The Telegraph của Anh nêu nguồn tin cho biết, các nước châu Âu đang thảo luận về kế hoạch trừng phạt thương mại đối với các quốc gia giúp Moscow trốn tránh lệnh trừng phạt.

Các nhà lãnh đạo EU nhận thấy dòng hàng hóa đến các quốc gia Trung Á có thể được sử dụng cho mục đích xã hội và chế tạo vũ khí. Ví dụ, hàng hóa xuất khẩu bao gồm máy giặt hoặc ô tô đã qua sử dụng. Người ta cho rằng những hàng hóa này được nhập khẩu bởi các nước châu Á và cả Nga.

EU đã quyết định tổ chức đàm phán với các quốc gia để cảnh báo họ về khả năng áp dụng biện pháp trừng phạt nếu họ tiếp tục trở thành một nền tảng để lách các biện pháp hạn chế chống Nga.

Trước hết, nếu thực tế việc tái xuất khẩu được chứng minh, lệnh cấm tiếp cận thị trường chung EU sẽ được áp dụng đối với châu Á.

Trước đó, ngày 24/3, người đứng đầu Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen gọi mục tiêu của gói trừng phạt thứ 11 chống Nga là tăng cường cuộc chiến chống lại việc lách các hạn chế đã được thông qua.

Ngày 10/3, tuyên bố chung của Tổng thống Mỹ Joe Biden và lãnh đạo EC đã được đăng tải trên trang web Nhà Trắng. Trong đó nói rằng, EU cùng với Mỹ sẽ nhắm mục tiêu chống lại việc xuất khẩu bất hợp pháp hàng hóa bị trừng phạt sang Nga.

Liên quan đến tuyên bố trên, Kazakhstan dự định sẽ áp dụng biện pháp giám sát đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu từ ngày ¼ - theo cổng thông tin Eurasianet.org ngày 22/3.

Trong khi đó, thư ký báo chí Dmitry Peskov của Tổng thống Nga cho biết Moscow đánh giá cao mối quan hệ đối tác với Astana và sẽ duy trì quan hệ chặt chẽ với nước này. Ngoài ra, ông nói thêm rằng phương Tây đe dọa trực tiếp tất cả các quốc gia từ chối ủng hộ chính sách trừng phạt của họ đối với Nga bằng những hạn chế nghiêm ngặt.

Các quốc gia phương Tây đã gia tăng áp lực trừng phạt Nga vì Moscow tiến hành chiến dịch đặc biệt ở Ukraine, được cho là để bảo vệ người dân Donbass. Quyết định được Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra trong bối cảnh tình hình trong khu vực trở nên trầm trọng hơn được cho là do các cuộc pháo kích của Ukraine.

Theo IZ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Ứng xử nơi tôn nghiêm

GD&TĐ - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vừa mới khai trương đã thu hút sự chú ý của nhiều người.